Với mong muốn những người nghèo có thể tự chữa bệnh cho mình lương y Kỷ Thiên đã chia sẻ bài thuốc dân gian chữa bệnh phù chân voi gia truyền từ ba đời của gia đình mình.
Nghề thuốc gia truyền nhiều đời
Giữa Hà Nội náo nhiệt, ngôi nhà nhỏ của lương y Nguyễn Kỷ Thiên nằm tĩnh lặng trong một con hẻm của phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lương y Thiên là con trai cả và là người nối nghề thuốc gia truyền của cụ Nguyễn Văn Bách. Cụ Bách là nhà đại thư pháp, là danh y hàng đầu trong làng Đông Y Việt Nam, là người viết sách “Thuốc hay tay làm” và dịch một số sách đông y Trung Quốc…
Từ nhỏ lương y Thiên đã theo cha giúp việc. Sau khi đi bộ đội về 1985 mới bắt đầu theo làm cùng cha. Vừa làm ông vừa đi học trung cấp y Hà Nội 3 năm, tiếp đó học chuẩn hóa đông y quốc gia của Bộ Y Tế 3 năm. Đến năm 1999 khi cha ông nghỉ làm thuốc thì ông chính thức làm riêng. Lương y Thiên là người chuyên chữa các bệnh nội khoa như: Sỏi thận, viêm gan, sơ gan, khó đẻ, đau nhức xương khớp…
Lương y Kỷ Thiên chia sẻ kể về cơ duyên đến với nghề thuốc |
Nói về những người đến mình chữa bệnh, lương y Thiên cũng cho hay những người đến ông chữa toàn những người quen, khi họ chữa khỏi thì mách nhau đến chữa chứ ông cũng chẳng phô trương hay quảng cáo già cả. “Có những người gọi điện đến hỏi bệnh thì tôi cũng bày thuốc cho uống”. Lương y Thiên chia sẻ.
Những vị thuốc mà lương y Thiên sử dụng thường phải tự do ông đi mua và chọn rất kỹ để kiểm tra chất lượng màu sắc xem thuốc có đảm bảo không. Với mỗi loại lấy ông phải sờ, ngửi thậm chí phải nếm để chọn được thuốc tốt. Nhưng chủ yếu ông mua nguyên liệu thô, khi mua về phải trực tiếp bào chế. Ông thường phải mua thuốc Lãn Ông do các vùng như Nghệ An, Thanh Hóa.
Nói về việc làm nghề lương y Thiên chia sẻ: “Người làm thuốc phải có cái tâm chứ đừng vì người ta đau bệnh mà kiếm lời. Trong nghề làm thuốc chúng tôi thường có một câu tục ngữ để răn những ai theo nghề này là: “Ba đời làm thuốc một đời làm anh tướng; Ba đời làm thuốc một đời làm ăn mày”.
Đưa bài thuốc giản đơn đến người nghèo
Theo lương y Thiên có rất nhiều bài thuốc đơn giản nếu người dân biết cách sử dụng có thể tự chữa bệnh cho mình. Như đối với bệnh phù chân voi cũng vậy. Bệnh phù chân voi chủ yếu là do giun chỉ, con giun chỉ sau khi xâm nhập vào người thì nó gây tắt hệ bạch huyết, làm cho bạch huyết không được lưu thông dẫn đến tình trạng bị ứ đọng các cơ làm cho chân bị phù lên và gây xùi, cứng dày lên.
“Ngày xưa các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Nam Định rất hay bị bệnh phù chân voi, còn bây giờ những vùng đó ít ai bị nữa vì đời sống của họ đã được cải thiện hơn nhiều. Nên tôi nghĩ bây giờ mà còn có những người bị bệnh này thì quả họ phải sống quá khổ. Phù chân voi trong Tây Y cũng chữa được và cũng không phải là quá khó chỉ có điều cũng sẽ rất tốn kém, còn chữa bằng thuốc nam thì rất đơn giản, chỉ bằng chính những cây cỏ mà chúng ta gặp hằng ngày cũng chữa được.
Lương y Nguyễn Kỷ Thiên chia sẻ bài thuốc giúp người nghèo |
Nếu mọi người xác định bị bệnh phù chân voi là do dun chỉ thì cách chữa đơn giản như sau: Bèo cái (bèo tây, lục bình) trong đông y gọi là phù bình, đem bỏ rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, rang qua. Lá đu đủ thái nhỏ phơi khô, rang qua. Mỗi loại 20g đun nước uống hàng ngày. Nếu thấy khó uống cho thêm ít cam thảo cho ngọt. Uống liên tục 1 - 2 tháng sẽ khỏi. Cây bèo cái có tác dụng tiêu độc, chữa ngứa chống dị ứng, mát da mát thịt. Lá đu đủ có tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khối u rất tốt. Hai loại cây này phối hợp với nhau sẽ trị được bệnh phù chân voi rất hiệu quả. Kể cả lỡ nhầm không phải là bệnh phù chân voi do dun chỉ thì uốn cũng không có gì nguy hiểm và vẫn có tác dụng nhưng ít hơn thôi.
Chia sẻ về nguồn ngốc của bài thuốc, lương y Thiên cho biết: “Quê tôi vốn ở Hải Dương, ngày xưa các cụ làm nông nên rất hay bị bệnh này. Nhà tôi đã bốn đời bốc thuốc chữa bệnh, có bà cụ nội chuyên chữa bệnh chân voi do giun chỉ cho mọi người. Sở dĩ cụ bà biết được cách chữa này là do khi các cụ làm nông, hay cho lợn gà ăn. Lục bình là loại rau để cho lợn ăn, cụ bà để ý khi cho lợn ăn loại cây này thì lợn rất mát lại không có mụn nhọt, còn lá đu đủ thì cũng hay nấu lấy nước uống. Qua một thời gian dài đúc kết hai loại này đã được cụ bà áp dụng để chữa bệnh cho mọi người và mang lại hiệu quả cao.
Lương y Thiên bảo: “Thật ra bệnh này tôi cũng ít chữa do ở thành phố không thấy ai bị, chỉ biết ai thì mách cho người đó thôi, dạo trước tôi cũng có mách cho một số người Nam Định chữa khỏi và họ cũng gọi lại để cảm ơn tôi”.