'Máy hôn' dành cho những cặp đôi yêu xa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà sáng chế tại Trung Quốc đã cho ra mắt thiết bị hôn từ xa giúp ghi lại dữ liệu nụ hôn của người dùng thông qua cảm biến chuyển động ẩn dưới lớp môi silicon, phát ra âm thanh và hơi ấm như thật.
'Máy hôn' dành cho những cặp đôi yêu xa

Công ty Siweifushe có trụ sở tại Bắc Kinh đã phát minh ra thiết bị hôn môi từ xa mang tên “MUA” - âm thanh mà mọi người thường tạo ra khi hôn gió. Thiết bị này có chức năng ghi và phát lại âm thanh, cũng như tạo ra hơi ấm khi hôn, khiến trải nghiệm dành cho người dùng trở nên chân thực hơn. Người dùng thậm chí có thể tải dữ liệu nụ hôn của người dùng khác gửi qua ứng dụng đi kèm.

Ý tưởng máy hôn từ xa ra đời trong khoảng thời gian giãn cách xã hội kéo dài tại Trung Quốc do đại dịch COVID-19, khi mà chính quyền đã khuyến cáo người dân không được rời khỏi căn hộ của họ trong nhiều tháng liên tục.

Nhà phát minh Zhao Jianbo cho biết: “Tôi đã có một mối quan hệ vào thời điểm đó, nhưng không thể gặp bạn gái mình do lệnh phong tỏa".

'Máy hôn' dành cho những cặp đôi yêu xa ảnh 1

Hình dạng chiếc máy hôn "MUA". Ảnh: Reuters

Khi còn là sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Zhao tập trung vào dự án tốt nghiệp của mình về sự thiếu thân mật thể xác trong các cuộc gọi điện video. Sau này, anh thành lập Siweifushe, công ty đã phát minh "MUA" vào ngày 22 tháng 1 năm 2023 với giá khoảng 260 nhân dân tệ (tương đương khoảng 900 nghìn đồng).

Trong hai tuần sau khi ra mắt, công ty đã bán được hơn 3.000 máy hôn và nhận được khoảng 20.000 đơn đặt hàng.

Thiết bị trông giống một giá đỡ di động với đôi môi mím như thật nhô ra từ phía trước. Để sử dụng "MUA", các cặp đôi phải tải ứng dụng về điện thoại và ghép nối hai máy hôn với nhau, sau đó cắm thiết bị vào cổng sạc điện thoại. Khi hôn vào thiết bị, chiếc môi silicon sẽ trao lại nụ hôn với người dùng.

'Máy hôn' dành cho những cặp đôi yêu xa ảnh 2

Zhao Jianbo (áo sáng màu) - người sáng lập thiết bị hôn từ xa "MUA". Ảnh: Reuters

Tuy chỉ sở hữu một kiểu dáng môi phi giới tính, nhưng thiết bị này lại có màu sắc đa dạng để khách hàng lựa chọn. Máy hôn "MUA" đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều, với một số người dùng nói rằng nó hấp dẫn, trong khi những người khác cho rằng nó khiến họ cảm thấy khó chịu. Trong số những lời khiếu nại hàng đầu, đó là thiết bị này thiếu chi tiết lưỡi.

Một số bình luận trên mạng xã hội Weibo cũng bày tỏ lo ngại rằng thiết bị này có thể được sử dụng cho nội dung khiêu dâm trực tuyến, vốn được quản lý chặt chẽ ở Trung Quốc.

Zhao cho biết công ty của anh tuân thủ các quy định pháp luật, song "khó có thể can thiệp về cách mọi người sử dụng thiết bị."

"MUA" không phải là thiết bị hôn từ xa đầu tiên được phát minh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Truyền thông Điện tử của Nhật Bản đã phát minh ra một "máy truyền nụ hôn" vào năm 2011 và Viện Imagineering ở Malaysia cũng đã tạo ra một thiết bị tương tự có tên là "Kissinger" vào năm 2016.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).