(Ngày Nay) - Không ít người cho rằng dùng nhiều mì chính có hại cho sức khỏe. Thậm chí, có người xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn loại gia vị này.
Giải thích Mì chính được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh vật từ những nguyên liệu giàu tinh bột và đường như củ sắn (khoai mì), mật mía đường, ngô, củ cải đường...
2 Mì chính gây hại cho sức khỏe con người?
icon
Đúng
icon
Sai
icon
Chỉ một số trường hợp
Giải thích Mì chính không gây hại cho sức khỏe con người. Nó là vị umami (vị ngọt như thịt) - một trong năm vị cơ bản con người ăn mỗi ngày. Từng có những lời đồn đại rằng chất glutamate trong mì chính sẽ kích thích tế bào não truyền xung động thần kinh. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nồng độ các chất này trong não. Vì lẽ đó, nó từng bị quy kết gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra, mì chính không hề có tác hại, bởi lẽ liều mì chính dùng trong chế độ ăn rất ít so với mức có thể gây ra ảnh hưởng. Thêm vào đó, mì chính cũng không liên quan gì đến chứng chóng mặt hay hen suyễn. Các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm, Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc, Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ… kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em, với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị. Bộ Y tế Việt Nam xếp mì chính vào "Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm" từ 2001.
3 Cho bao nhiêu mì chính vào món ăn là đủ?
icon
1/2 muỗng cà phê cho 1 kg thịt hoặc 4-6 khẩu phần rau, súp, món hầm
icon
1 muỗng cà phê cho 1 kg thịt hoặc 4-6 khẩu phần rau, súp, món hầm
icon
Tùy khẩu vị
Giải thích Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ cần 1/2 muỗng cà phê mì chính (khoảng 2,5 ml) cho 1 kg thịt hoặc 4-6 khẩu phần rau (một khẩu phần rau bằng hai bàn tay đầy), là đủ tăng hương vị cho các món ăn. Các món súp, hầm cũng được khuyên áp dụng công thức này. Một lượng nhỏ mì chính đã đủ để tăng vị ngọt thịt. Sử dụng nhiều hơn không có tác hại, nhưng cũng như muối, nó sẽ thay đổi vị món ăn, có thể dẫn tới hương vị không mong muốn.
4 Nên cho mì chính vào lúc nào khi nấu?
icon
Khi đang sôi
icon
Khi tắt lửa
icon
Bất cứ khi nào
Giải thích Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mì chính có thể được thêm vào mọi thời điểm trước, trong hoặc sau khi nấu, bỏ cùng với muối, tiêu hoặc các gia vị khác. Nghiên cứu khoa học chứng minh, ở nhiệt độ trên 300 độ C, các thành phần của mì chính sẽ bị biến đổi gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ khoảng 130-190 độ C, hiếm khi vượt quá 250 độ C. Bạn có thể cho mì chính vào mọi lúc, tùy kinh nghiệm hay từng loại món ăn.
5 Mì chính là?
icon
Chất điều vị
icon
Chất bảo quản
icon
Chất tạo màu
Giải thích Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, mì chính (còn gọi là bột ngọt) đơn thuần là chất tạo vị cho món ăn. Bộ Y tế đã xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001.
6 Mì chính kỵ với vị nào sau đây?
icon
Chua
icon
Đắng
icon
Ngọt
Giải thích Ngoài hợp với các món mặn, mì chính cũng hợp với vị chua. Song, nó có rất ít hoặc không có tác dụng gì với các món có vị ngọt và đắng.
7 Mì chính có nguồn gốc từ quốc gia nào?
icon
Hàn Quốc
icon
Nhật Bản
icon
Trung Quốc
Giải thích Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, mì chính xuất phát từ Nhật Bản khi GS Kikunae - Đại học Hoàng gia Tokyo - tách chiết thành công glutamate từ một lượng lớn tảo biển khô và đã đặt tên cho vị này là “Umami”, có nghĩa là “vị ngon”.
8 Những người cần cẩn trọng khi ăn mì chính?
icon
Người cao huyết áp
icon
Phụ nữ mang thai
icon
Ai cũng có thể ăn
Giải thích Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trẻ nhỏ và người bị tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng mì chính. Mì chính cũng là chất có chứa natri, do vậy, người cao tuổi, người bị huyết áp cao, người bị phù nên thận trọng.
9 Tại sao có người chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn mì chính?
icon
Cơ địa mẫn cảm
icon
Ăn quá nhiều
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Các nhà khoa học không chứng minh được mì chính là tác nhân gây ra các triệu chứng tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp. Hiện tượng này được cho là do cơ địa quá mẫn cảm của người ăn hoặc ăn quá nhiều mì chính. Trong trường hợp này, bạn nên giảm bớt lượng mì chính thường dùng.
10 Khi muốn ăn nhạt, bạn có thể dùng mì chính thay cho muối?
icon
Đúng
icon
Sai
icon
Tùy một số trường hợp
Giải thích Nếu bạn đang phải hạn chế muối trong chế độ ăn, thì chắc chắn mì chính có thể giữ vị món ăn và vẫn kiểm soát được muối giúp bạn. Theo tính toán, mì chính có thể giảm tới 1/3 lượng muối trong thực phẩm. Ví dụ, một công thức súp cho 6 người ăn, cần một thìa cà phê muối. Bạn bỏ đi nửa muỗng muối và thay bằng mì chính. Sự thay đổi này sẽ giúp "tiết kiệm" đến 900 mg natri (tương đương 150mg/ khẩu phần) trong công thức nấu ăn này.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.