Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi

(Ngày Nay) - Một năm sau chiến dịch đầy kịch tính để giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên của họ khỏi hang Tham Luang trở thành tâm điểm của cả thế giới, khu vực vùng núi miền Bắc Thái Lan nơi xảy ra sự việc đã có nhiều chuyển biến.
Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi

Vào ngày 10/7 năm 2018, cả thế giới đã thở phào nhẹ nhõm khi thành viên cuối cùng của đội bóng nhí Wild Boars bị mắc kẹt trong hang Tham Luang đã được giải cứu thành công, sau 18 ngày liên tục hồi hộp mong chờ và cầu nguyện, cùng với những cơn mưa và lớp bùn dày đặc bao phủ khu vực rừng núi miền Bắc Thái Lan.

Một năm có thể đã trôi qua kể từ khi 13 nạn nhân được trở lại với cuộc sống đời thường, nhưng đối với những người sống ở khu vực xung quanh hang Tham Luang, hậu quả của sự kiện này vẫn còn tiếp diễn cho tới hiện tại.

Hang Tham Luang, nơi trung bình 5.000 du khách tới mỗi năm, đã đón 1,3 triệu du khách trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 4 năm nay, vào dịp đầu năm mới, địa điểm này đón nhận tới 10.000 du khách mỗi ngày, theo Cục Công viên Quốc gia Thái Lan.

Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi ảnh 1

Các hàng quán mọc lên sau sự kiện giải cứu đội bóng trên đường dẫn vào hang Tham Luang. Ảnh: The Guardian

Đối với người dân địa phương ở vùng nông thôn thuộc huyện Mae Sai, vụ giải cứu đội bóng nhí đã đem tới cú hích kinh tế cho cuộc sống của họ. Khoảng 200 cửa hàng bán đồ lưu niệm đã mọc lên xung quanh lối vào hang động.

"Cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi sau sự kiện đó", ông Siriporn Kuenkaew (44 tuổi) cho biết. "Trước đây tôi chỉ bán trái cây ở chợ vào cuối tuần, nhưng sau khi hang Tham Luang trở nên nổi tiếng, tôi đã dựng hàng tại đây và kiếm được thu nhập rất tốt. Đối với rất nhiều người trong làng tôi cũng vậy, tất cả chúng tôi đều rất hạnh phúc. Cả chúng tôi và các cậu bé đã được cứu sống.

"Sau chiến dịch giải cứu, tôi đến đây để bán dừa và bây giờ là áo phông. Công việc kinh doanh rất tốt, thu nhập của tôi đã tăng lên rất nhiều. Một số ngày tôi thậm chí bán được 200 áo phông. Nỗi sợ duy nhất của tôi đó là người ta ngừng tới đây tham quan", cô Sudjai Kingsuwan (46 tuổi) - chủ quầy hàng bán áo phông lưu niệm, chia sẻ.

Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi ảnh 2

Những chiếc áo phông in hình thợ lặn. Ảnh: The Guardian

Chính phủ Thái Lan vẫn có kế hoạch lớn để tiếp tục tận dụng sự nổi tiếng của hang Tham Luang, với gần 1 triệu USD được phân bổ để biến khu vực này thành một điểm du lịch chuyên nghiệp. Khoảng 1,6 triệu USD khác đã được thống đốc tỉnh Chiang Rai dành riêng để phát triển khu vực này, với một trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn và khu cắm trại.

Ngoài ra, Netflix đã mua lại bản quyền câu chuyện để sản xuất một loạt phim ăn theo sự kiện này. Ngoài ra chính phủ Thái Lan còn thành lập một ủy ban để kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông tiếp cận các cậu bé và huấn luyện viên của họ.

Một địa điểm đặc biệt hơn là câu chuyện trên báo

DNP có kế hoạch thành lập công viên quốc gia tại khu vực hang Tham Luang rộng gần 120 km2. Tuy nhiên, ở ngôi làng miền núi Doi Pha Mi, theo dự án sẽ được đưa vào khu vực công viên quốc gia, không phải ai cũng hạnh phúc.

Achaya Thamrontasnee, 36 tuổi, chủ sở hữu của một quán cà phê, nơi đặt trung tâm điều khiển và chỉ huy hoạt động chính trong quá trình giải cứu, bày tỏ lo ngại rằng dự án này sẽ đảo lộn cuộc sống của người dân trong vùng.

"Nhiều người trong làng lo lắng rằng các quy tắc áp dụng mới sẽ khiến chúng tôi không thể vào rừng hái măng hay chặt tre để xây nhà, hoặc tệ hơn là họ sẽ buộc chúng tôi chuyển khỏi khu vực đang sinh sống. Chúng tôi đã nhiều lần hỏi chính quyền về vấn đề này nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi", Achaya cho biết.

"Ngay cả khi một năm đã trôi qua kể từ khi cuộc giải cứu kết thúc, sự phấn khích của khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm hang Tham Luang vẫn có thể cảm nhận được. Đây là một điều rất siêu thực", một du khách Mỹ chia sẻ.

Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi ảnh 3

Nhiều du khách Thái Lan đổ về tỉnh Chiang Rai để tham quan hang Tham Luang. Ảnh: The Guardian

Đã có rất nhiều du khách tới từ Australia, Trung Quốc và Singapore, nhưng phần nhiều vẫn là người Thái Lan, một số người đã di chuyển suốt 7 tiếng để chứng kiến tận mắt hang Tham Luang. Bà Sumalee Doesaidait (42 tuổi), đã rơi nước mắt trước bức chân dung tưởng niệm đặc biệt dài 13m bao gồm tất cả những người đã góp phần giải cứu đội bóng.

"Tôi muốn tận mắt chứng kiến nơi này, cuộc giải cứu vào năm ngoái đã khiến chúng tôi rất xúc động", bà Sumalee, đến từ Bangkok với cậu con trai 9 tuổi, chia sẻ. "Chúng tôi không bao giờ từ bỏ hy vọng và tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày, sự kiện này đã khiến người dân Thái Lan đoàn kết".

Bà Porn Khamsang (50 tuổi), ngồi lặng lẽ bên cạnh một bức tượng được dựng lên để tưởng niệm Saman Gunan, người thợ lặn đã chết trong chiến dịch giải cứu. "Tôi sống ở gần đây và thường ghé thăm nơi này. Đây là một nơi khiến tôi hạnh phúc và nhắc nhở tôi về những điều kỳ diệu có thể xảy ra trong cuộc sống".

Sau khi xảy ra sự cố, hang Tham Luang vẫn đang đóng cửa vô thời hạn đằng sau một lớp hàng rào xanh có dây thép gai. Kế hoạch mở cửa cho công chúng trong năm nay, mặc dù chỉ có một tuyến đường ngắn 2,5 km xuyên qua một số buồng hang đầu tiên, đã bị hủy bỏ do mưa lớn khiến các nhà chức trách chưa thể thu hồi hết các thiết bị bên trong hang.

Một năm sau vụ giải cứu đội bóng Thái Lan: Khi điều kỳ diệu vẫn còn mãi ảnh 4

Một cậu bé quan sát những tấm ảnh ghi lại sự kiện giải cứu đội bóng bên ngoài hang Tham Luang. Ảnh: The Guardian

Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn áp sát mặt vào hàng rào, cố gắng nhìn theo con đường nhỏ tăm tối dẫn vào hang. 

Việc đóng cửa hang không chỉ gây thất vọng cho các du khách mà cả những người từng nhiều lần khám phá hang Tham Luang trước khi đội bóng bị mắc kẹt. Anh Kamol Khunngamkuamdee đã dành 6 năm để lập bản đồ Tham Luang cùng với thợ lặn người Anh Vernon Unsworth, thợ lặn tham gia chiến dịch giải cứu. Một năm sau khi mọi chuyện kết thúc, Kamol cho rằng việc đóng cửa hàng "là kế hoạch sai lầm".

"Chính phủ nên làm tốt hơn. Người dân nên được phép tiếp cận lối vào, để họ có thể tận mắt chiêm ngưỡng hang động và tìm hiểu về nó, không chỉ là chiến dịch giải cứu. Chỉ sau đó, mọi người mới hiểu và tôn trọng Tham Luang như một nơi đặc biệt, không chỉ là một câu chuyện trên mặt báo", Kamol cho biết. 

Theo The Guardian
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?