Mua nước của sông Đuống, nhiều công ty nước tại Hà Nội đối diện nguy cơ phá sản?

(Ngày Nay) - Trước việc, UBND thành phố đồng ý cho Công ty nước mặt sông Đuống bán mỗi m3 nước với giá 10.246 đồng, việc này không chỉ đi ngược nguyên tắc thông thường dẫn đến tình trạng là giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ. Cùng với đó, những công ty phải mua nước từ nhà máy nước sông Đuống đối diện nguy cơ thua lỗ nặng nề vì mua nước giá cao xong bán lại với giá thấp.
Hình ảnh nhà máy nước mặt sông Đuống
Hình ảnh nhà máy nước mặt sông Đuống

Năm 2019, năm đầu tiên Nhà máy nước mặt sông Đuống bán, phân phối nước sạch ở Hà Nội với lưu lượng hơn 100.000m3/ngày đêm. Và để mua nguồn nước của đơn vị này, liên ngành TP đã trình UBND TP Hà Nội phương án cấp bù gần 200 tỉ đồng cho phần chênh lệch giá bán buôn.

Tháng 7/2017, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản ký văn bản quy định giá bán nước sạch tối đa của Nhà máy nước mặt Sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m3, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Việc chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống trên cao hơn cả giá nước sạch bán cho người dân theo quy định của UBND TP Hà Nội đang áp dụng. Thậm chí giá ấy còn cao hơn giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh nước sạch và cao hơn cả giá thực thu sau khi trừ chi phí khấu hao.

Trước việc phải mua nước giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ khiến cho các công ty cung cấp nước sạch tại Hà Nội đối diện nguy cơ thua lỗ nặng nề, nếu không có phương án bù thì rất dễ dẫn đến phá sản. 

Trong đề xuất gửi UBND thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm tháng 10/2018, giá bán nước bình quân đến khách hàng là 9.761,28 đồng chưa bao gồm thuế GTGT và phí bảo vệ môi trường. Chỉ tiêu lợi nhuận mà UBND thành phố Hà Nội giao cho đơn vị này trong năm 2018 là 216 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội phải mua nước từ nguồn nước mặt sông Đuống thì sẽ đối diện với nguy cơ thua lỗ.

Cụ thể, căn cứ theo tính toán của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, nếu phải mua nước mặt sông Đuống thì chẳng những không lãi mà còn còn đối diện với việc sẽ lỗ 192,4 tỷ đồng/năm. Trong trường hợp không được bù khoản chênh lệch này thì công ty sẽ đối diện nguy cơ phá sản.

Cùng cảnh ngộ này, Công ty Cổ phẩn Nước sạch số 2 Hà Nội, nếu phải mua nước mặt sông Đuống với giá 10.246 đồng/m3 thì đơn vị này sẽ đối diện với nguy cơ lỗ mỗi năm khoảng trên 58 tỷ đồng. Phía Công ty này cũng khẳng định, nếu phải mua nước với giá trên thì công ty không thể đảm bảo nguồn tài chính, nguồn tiền trả lương, bảo hiểm…

Mua nước của sông Đuống, nhiều công ty nước tại Hà Nội đối diện nguy cơ phá sản? ảnh 1

Hình ảnh lãnh đạo TP Hà Nôị, lãnh đạo VCCI tham dự lễ khánh thành nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 

Trong khi việc mua bán nước từ các đơn vị vẫn còn chưa thống nhất thì UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng hướng dẫn công ty nước mặt Sông Đuống, công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội, công ty CP nước sạch số 2 Hà Nội thống nhất tổ chức việc phát nước thương mại từ ngày 10/1/2019.

Về việc Hà Nội chấp thuận mức giá bán nước rất cao cho Nhà máy nước mặt sông Đuống, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính; Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng khẳng định, giá bán buôn của Nhà máy Sông Đuống cho Công ty nước sạch Hà Nội cao hơn giá bán lẻ nước sạch do UBND TP Hà Nội ban hành là không phù hợp với quy định của pháp luật.

“Theo Nghị định 117, giá bán buôn nước sạch không được vượt hơn giá bán lẻ hiện hành. Đây chính là mức cao bất hợp lý không được phép, vượt chuẩn pháp luật”, ông Thoả nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, vấn đề lựa chọn quyết định nhà đầu tư và xử lý các chính sách liên quan đến đầu tư không đúng ngay từ đầu và cốt lõi là chọn nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính. Bởi một dự án mà vốn chủ 20%, vốn vay 80% thì chi phí lãi vay – một khoản chi phí hình thành mức giá – đẩy mức giá cao bất hợp lý là đúng.

“Chúng ta thực hiện đúng, tính đủ nhưng quan trọng là phải gắn liền với “hợp lý, hợp lệ” chứ không phải tính đủ cả những chi phí mà ta biết là không hợp lệ. Mặt khác, khi quyết định đầu tư về giá nước thì Nhà nước đã có quy định là giá bán buôn không được vượt giá bán lẻ thì người duyệt phương án đầu tư phải xử lý hợp lý nguyên tắc này ngay từ đầu”, ông Thoả nêu quan điểm.

Trong khi đó, với việc các công ty phải mua nước mặt sông Đuống dường như đang dẫn đến tình trạng “lấn làn” trong quy hoạch cung cấp nước  tại Hà Nội mà đã được Chính phủ phê duyệt trước đó. 

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thì phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống gồm: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai), đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra còn cấp nước cho một số khu vực của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. 

Trong khi đó, hiện tại, việc cung cấp nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống đang có dấu hiệu lấn sang vùng quy hoạch của nhà máy khác. Đơn cử như việc UBND thành phố Hà Nội đồng ý cho phía Công ty CP Nước mặt sông Đuống xây dựng tuyến ống truyền dẫn DN800 nằm trên tuyến đường 70 đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Bươu – Hà Đông thuộc huyện Thanh Trì. Điều đáng nói là khu vực này vốn nằm trong quy hoạch do nhà máy nước Sông Đà cung cấp vì thuộc khu vực Đô thị trung tâm phía Tây Nam Hà Nội. 

Trước việc đồng ý giá bán nước cao hơn cả giá bán lẻ, đồng ý cho xây dựng đường ống lấn sang vùng quy hoạch của đơn vị khác, dư luận đặt câu hỏi về những “ưu ái lạ” mà phía UBND thành phố Hà Nội dành cho Nhà máy nước mặt sông Đuống không hiểu để nhằm mục đích gì khi mà người dân phải mua nước giá cao mà ngân sách nhà nước thì có nguy cơ phải bù tiền cho các công ty cung ứng nếu không muốn rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí là phá sản…

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này!

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.