Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn

(Ngày Nay) - Một ngày sau khi phía Trung Quốc thông báo sẽ xả lũ trên khu vực thượng nguồn, mực nước trên sông Hồng đoạn chảy qua nội thành Hà Nội đã dâng cao hơn những ngày trước.
Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 1

Sau thông tin Trung Quốc xả lũ trên thượng nguồn sông Hồng,  Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, thông báo hướng dẫn kịp thời cho chính quyền các cấp, người dân chủ động phòng tránh hiện tượng lũ quét, sạt lở đất.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 2

Trong sáng 21/8, mực nước sông Hồng đoạn chảy qua TP Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rệt so với những ngày trước, ngoài lượng nước đổ về từ thượng nguồn, khu vực Bắc Bộ cũng đang trải qua đợt mưa dông trên diện rộng.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 3

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông suối khu vực thượng lưu lưu vực sông Hồng - Thái Bình sẽ lên lại và xuất hiện đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1-3 m.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 4

Sau khi nghe tin phía Trung Quốc xả lũ ở thượng nguồn, nhiều người dân Hà Nội đã tranh thủ chạy ra theo dõi mực nước sông Hồng. Anh Lê Phúc (Long Biên, Hà Nội) cho biết mực nước vào sáng nay đã cao hơn nhiều so với thường ngày và có thể sẽ còn dâng lên nữa trong 1-2 ngày tới.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 5

Theo TS. Lê Viết Sơn, nước đổ về từ hồ Mã Đổ Sơn (Trung Quốc) chỉ ảnh hưởng đến mực nước sông Thao. Trong khi, sông Hồng chịu tác động của cả ba hệ thống sông: sông Đà, sông Thao và sông Gâm-Lô. Do vậy, nếu chỉ nước sông Thao dâng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến lũ trên sông Hồng ở vùng đồng bằng.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 6

Hai hình ảnh đối lập của Bãi Giữa sông Hồng vào mùa nước cạn và mùa nước lũ.

Mực nước sông Hồng bắt đầu dâng do lũ từ thượng nguồn ảnh 7

Theo Giáo sư Lê Trọng Hồng, sông Hồng trên địa phận lãnh thổ Việt Nam không có hồ chứa cắt lũ và điều tiết nước. Để kìm hãm tốc độ nước dâng trên sông Hồng, thì cần rà soát kỹ lưỡng các thủy điện liên quan đến sông Lô và sông Đà (nhất là các thủy điện vừa và nhỏ).

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).