Mỹ khẩn trương điều tra vụ rò rỉ thông tin tình báo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giới chức an ninh Mỹ đang khẩn trương truy tìm các cá nhân phát tán tài liệu quân sự và tình báo tuyệt mật của nước các đồng minh, từ hệ thống phòng không của Ukraine đến cơ quan tình báo Mossad của Israel.
Mỹ khẩn trương điều tra vụ rò rỉ thông tin tình báo

Các quan chức tại Washington cho biết xem xét những chủ đề được đề cập trong các tài liệu, từ cuộc xung đột ở Ukraine, đến các vấn đề tại Trung Quốc, Trung Đông và châu Phi, cho thấy chúng có thể đã bị rò rỉ từ trong lãnh thổ Mỹ thay vì từ các nước đồng minh.

Trả lời hãng tin Reuters, ông Michael Mulroy, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, cho biết: “Trọng tâm bây giờ là xác định đây là một vụ rò rỉ trong lòng nước Mỹ, vì nhiều tài liệu chỉ nằm trong tay chúng ta".

Giới chức Mỹ cho biết cuộc điều tra đang ở giai đoạn đầu và những người đứng sau vụ phát tán không loại trừ khả năng các cá nhân thân Nga. Đây được coi là một trong những vụ vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ WikiLeaks năm 2013, với hơn 700.000 tài liệu, video và thông tin ngoại giao bị phát tán.

Trong số các tài liệu bị phát tán trên mạng lần này, có hơn 50 tài liệu dán nhãn "Mật" và "Tối mật" xuất hiện lần đầu vào tháng trước trên các trang mạng xã hội, bắt đầu với Discord và 4Chan. Trong khi một số tài liệu đã được đăng cách đây vài tuần và được công bố bởi tờ New York Times vào thứ Sáu tuần trước.

Một số tài liệu được đánh dấu "NOFORN", có nghĩa là chúng không thể được phát hành cho công dân nước ngoài.

Hai quan chức Mỹ nói với Reuters hôm Chủ nhật rằng họ không loại trừ khả năng các tài liệu này có thể đã được chỉnh sửa để đánh lừa các nhà điều tra về nguồn gốc của chúng, hoặc để phổ biến thông tin sai lệch có thể gây hại cho lợi ích an ninh của Mỹ.

Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, Lầu Năm Góc cho biết họ đang xem xét tính hợp lệ của các tài liệu "dường như chứa tài liệu nhạy cảm và được phân loại cao". Lầu Năm Góc đã chuyển vấn đề này lên Bộ Tư pháp, cơ quan đã mở một cuộc điều tra hình sự.

Các điểm yếu của Ukraine

Một trong những tài liệu đề ngày 23/2 và được đánh dấu là "Mật", đã phác thảo chi tiết hệ thống phòng không S-300 của Ukraine sẽ bị cạn kiệt vào ngày 2/5 với tốc độ sử dụng hiện tại.

Các hệ thống phòng không Buk của Ukraine, mà nước này đang sử dụng cùng với S-300, có thể gặp sự cố vào giữa tháng 4. Đặc biệt, một đánh giá vào cuối tháng 2 từ Bộ tham mưu liên quân của Lầu Năm Góc chỉ ra rằng “khả năng phòng thủ tầm trung của Ukraine để bảo vệ tiền tuyến sẽ giảm hoàn toàn vào ngày 23/5". Hệ thống phòng không của Ukraine được cho là chỉ chịu được thêm 2-3 đợt tấn công từ tên lửa và máy bay không người lái của Nga.

Điều này có thể tạo cơ hội cho các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga tấn công các lực lượng Ukraine, tờ New York Times đưa tin.

Đại tá Yuri Ihnat, phát ngôn viên của Không quân Ukraine, không bình luận cụ thể về thông tin từ các tài liệu bị rò rỉ, nhưng nói với tờ Wall Street Journal rằng Ukraine phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc tìm kiếm loại đạn do Liên Xô thiết kế cho S-300 và Buk.

“Nếu chúng tôi mất bầu trời, hậu quả đối với Ukraine sẽ rất nghiêm trọng. Đây không phải là lúc để trì hoãn", ông Ihnat nói và thúc giục các đồng minh phương Tây tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.

Các tài liệu đã cung cấp một bức tranh chi tiết về diễn biến trên chiến trường Ukraine từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3, khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo rằng tốc độ tiêu thụ đạn dược của Ukraine "cao hơn nhiều lần" so với tốc độ mà các đồng minh phương Tây sản xuất.

Để hỗ trợ cho Ukraine, phương Tây cùng các đồng minh đã ráo riết tìm kiếm thêm đạn dược từ Hàn Quốc đến Đông Âu và Trung Á nhằm chuẩn bị cho một cuộc phản công của Ukraine có thể chỉ diễn ra trong vài tuần nữa, tờ Washington Post chỉ ra.

Tuy nhiên, đại tá Yuriy Ihnat cho rằng lực lượng phòng không Ukraine liên tục thay đổi vị trí theo điều kiện chiến trường, khiến thông tin mới bị rò rỉ từ trở nên lỗi thời và không đem lại lợi thế cho quân đội Nga. “Chúng tôi liên tục thay đổi vị trí. Chúng tôi buộc phải làm việc như thế, vì nếu không kẻ thù sẽ làm kiệt sức và tiêu diệt chúng tôi".

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Ukraine hôm thứ Bảy cho biết vụ rò rỉ đã khiến các tướng lĩnh quân sự và quan chức của Kyiv tức giận, những người đã tìm cách che giấu các lỗ hổng liên quan đến tình trạng thiếu đạn dược và các thông tin trên chiến trường.

Giám sát đồng minh

Một tài liệu khác, được đánh dấu là "Tuyệt mật" và từ một bản cập nhật thông tin của CIA, nói rằng cơ quan tình báo Mossad của Israel đang khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm thắt chặt kiểm soát đối với Tòa án Tối cao.

Tài liệu này cho thấy Mỹ đã theo dõi một trong những đồng minh quan trọng nhất của mình ở Trung Đông.

Trong một tuyên bố vào Chủ nhật, văn phòng của ông Netanyahu đã mô tả khẳng định này là "dối trá và không có bất kỳ cơ sở nào".

Một tài liệu khác đưa ra chi tiết về các cuộc thảo luận nội bộ giữa các quan chức cấp cao của Hàn Quốc về việc Mỹ gây áp lực lên chính quyền Seoul để giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Một quan chức của Tổng thống Hàn Quốc cho biết hôm Chủ nhật rằng nước này đã biết về các tài liệu bị rò rỉ và họ có kế hoạch thảo luận về "các vấn đề được nêu ra" với phía Washington.

Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết mặc dù có lo ngại về vụ rò rỉ tại Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo, các tài liệu này chỉ bao gồm các thông tin từ một tháng trước, thay vì các báo cáo gần đây.

Quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ đang xem xét lại các quy trình chia sẻ thông tin tình báo nội bộ. Ngoài ra, các nhà điều tra đang xem xét 4-5 giả thuyết về nguồn gốc vụ rò rỉ, từ một nhân viên bất mãn đến những kẻ muốn phá hoại lợi ích an ninh quốc gia Mỹ.

Theo Reuters
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.