Nam Phi tôn vinh sự đa dạng văn hóa và chỉ trích chủ nghĩa bài ngoại

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 24/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kêu gọi người dân trên toàn quốc tôn vinh sự đa dạng của các nền văn hóa trong nước và chào đón người nước ngoài, nói "Không" với chủ nghĩa bài ngoại.
Nam Phi tôn vinh sự đa dạng văn hóa và chỉ trích chủ nghĩa bài ngoại

Trong bài phát biểu trước hàng trăm người dân thuộc các nền văn hóa khác nhau tập trung tại Tòa nhà Liên hiệp (Union Buildings) ở thủ đô Pretoria để kỷ niệm Ngày Di sản (24/9), Tổng thống Ramaphosa gửi lời chúc mừng đến toàn thể nhân dân và mong muốn mọi người cùng chung tay bảo vệ di sản quý báu của dân tộc.

Ông đề cập đến tinh thần của Ubuntu – một câu tục ngữ của người Zulu lại Nam Phi đề cao tính nhân đạo và đảm bảo rằng phẩm giá con người luôn là cốt lõi trong hành động, suy nghĩ và việc làm của con người khi tương tác với người khác – đồng thời khuyến khích người dân Nam Phi thể hiện lòng trắc ẩn với mọi người, “đặc biệt là những người kém may mắn và cả những người từ vùng đất xa lạ đã tìm kiếm nơi ẩn náu ở đây”.

Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh: “Với tư cách là những người Nam Phi, chúng ta là một dân tộc thân thiện và hiếu khách và việc bài ngoại là không phù hợp với các giá trị của chúng ta”. Ông cũng bày tỏ: “Tôi tự hào rằng tại nhiều nơi làm việc, trường học và cơ sở, anh chị em của chúng ta từ các quốc gia khác đã tham gia lễ kỷ niệm Ngày Di sản hôm nay. Là người châu Phi, chúng ta là một dân tộc có lịch sử chung và số phận chung.”

Nhấn mạnh rằng sức mạnh lớn nhất của Nam Phi là sự thống nhất trong đa dạng, Tổng thống Ramaphosa khẳng định: “Vào thời điểm mà rất nhiều nơi trên thế giới đang bị chia cắt bởi sự chia rẽ, bởi sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, chúng ta có thể ngẩng cao đầu.”

Những bình luận của nhà lãnh đạo Nam Phi được đưa ra trong bối cảnh một số tổ chức như Liên minh Yêu nước và Chiến dịch Dudula gần đây cho rằng những người nhập cư bất hợp pháp là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề của đất nước Nam Phi.

Cũng trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Ramaphosa chỉ trích sự bóc lột các nghệ sĩ Nam Phi. Theo ông, trong thời kỳ thuộc địa, các biểu tượng văn hóa, đồ tạo tác, âm nhạc, nghệ thuật và văn học đã bị đánh cắp một cách trắng trợn khỏi châu Phi. Trong thời đại hiện đại ngày nay, việc khai thác này đã diễn ra các hình thức mới như đạo văn, chiếm đoạt tài sản văn hóa và trí tuệ và ăn cắp bản quyền. Các nghệ sĩ đấu tranh bị lợi dụng và bị ép phải từ bỏ quyền và tiền bản quyền của họ.

Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh chính phủ đang nỗ lực bảo vệ các nghệ sĩ Nam Phi, từ đó sẽ bảo tồn di sản của đất nước. Ông nêu rõ: “Thông qua các bài hát, điệu múa, tranh vẽ, kể chuyện, tác phẩm điêu khắc và các hình thức nghệ thuật khác, các nghệ sĩ gánh trên vai trách nhiệm nặng nề là truyền di sản của chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các nghệ sĩ phải được trả thù lao.” Dự luật sửa đổi về bản quyền mới được quốc hội thông qua vào đầu tháng 9 sẽ giúp bảo vệ các nghệ sĩ, bao gồm cả việc thu và phân phối tiền bản quyền.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.