Nên ngừng phá dỡ tòa 8B Lê Trực không sẽ sụp đổ cả tòa nhà

(Ngày Nay) - PGS.TS Tôn Thất Đại cho biết trong xây dựng, phá bỏ cột và dầm biên chịu lực của ngôi nhà là vô cùng nguy hiểm, nếu can thiệp vào “bộ xương” dễ dẫn tới sự sụp đổ của cả tòa nhà.
Công nhân tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực.
Công nhân tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực.

Mới đây, Tập đoàn Phương Bắc, đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao cho cắt ngọn tòa nhà 8B Lê Trực, vừa có công văn đề nghị dừng thi công phá dỡ giai đoạn 2 vì lo sợ nguy cơ mất an toàn cho cả tòa nhà.

Tập đoàn này đã hoàn thành việc tháo dỡ ở giai đoạn 1 (cắt tầng 19) theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, khi chuẩn bị bước sang giai đoạn 2 (phá dỡ phần giật cấp của tòa nhà) đơn vị này đã nhận thấy những rủi ro trong thi công.

Tập đoàn này đã có công văn đề nghị đơn vị thiết kế tòa nhà là Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2, đồng thời xin sự đánh giá của các chuyên gia ngành xây dựng về kết cấu và kiến trúc của tòa nhà.

Về vấn đề này, phóng viên đã phỏng vấn PGS.TS, Kiến trúc sư Tôn Thất Đại, Giảng viên trường ĐH Xây Dựng Hà Nội.

Trên quan điểm của một kiến trúc sư đã từng tham gia vào thiết kế, tôn tạo nhiều công trình kiến trúc lớn như Sân bay Nội Bài, Quảng trường Ba Đình… PGS.TS Tôn Thất Đại đã đưa ra nhận định cá nhân của mình về vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

- Là một chuyên gia về kiến trúc, ông có chia sẻ gì với khó khăn mà đơn vị tháo dỡ công trình 8B Lê Trực đang gặp phải?

- Theo tôi được biết tòa nhà 8B Lê Trực được cấp phép xây dựng với độ cao 53 m. Thế nhưng, khi xây dựng lại đẩy lên 69 m, tức là vượt 16 m (tương đương với 5 tầng) so với thiết kế duyệt ban đầu. Hiện nay, đơn vị thi công cắt gọt sai phạm mới chỉ hoàn thành việc cắt một tầng của nhà. Tức là, nếu tính về chiều cao vẫn phải tiếp tục cắt gọt đi 4 tầng nữa.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về kiến trúc và kết cấu của tòa nhà nên việc đưa ra biện pháp phá dỡ giai đoạn 2 rất khó khăn. Cụ thể, phá dỡ phần giật cấp của toà nhà sẽ phải bỏ hầu như các cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà.

Trong xây dựng, phá bỏ cột và dầm biên chịu lực của ngôi nhà là vô cùng nguy hiểm. Cũng giống như cơ thể con người, phần bê tông cốt thép chính là “bộ xương” của ngôi nhà. Nếu ta can thiệp vào bộ xương dễ dẫn tới sự sụp đổ của cả tòa nhà.

Nên ngừng phá dỡ tòa 8B Lê Trực không sẽ sụp đổ cả tòa nhà ảnh 1PGS.TS, Kiến trúc sư Tôn Thất Đại .

- Theo ông ngoài lưu ý đến kết cấu của tòa nhà, việc phá vỡ một tòa cao tầng cần đảm bảo những yếu tố nào?

- Trong khu vực đông dân cư sinh sống như thủ đô Hà Nội, việc xây dựng một tòa nhà đã là rất khó khăn chứ chưa nói đến phá vỡ. Để tháo dỡ một công trình nhà cao tầng cần lắp đặt cầu trục tháp và vận thăng lồng tại vị trí đó.

Đối với tòa nhà 8B Lê Trực, để tháo dỡ chắc chắn vị trí lắp đặt sẽ trực thuộc tuyến đường Trần Phú - Nguyễn Thái Học. Đây là một khu vực nhiều dân cư sinh sống và giao thông đông đúc trên nên sẽ gây nguy hiểm cho người dân.

Bởi vậy, bên cạnh yếu tố an toàn cho những người thi công phá dỡ còn cần đảm bảo cho người dân qua đường cũng như người dân sống khu vực xung quanh tòa nhà.

- Đến thời điểm này, theo ông phương án xử lý nào cho ngôi nhà 8B Lê Trực là hợp lý nhất?

- Sai phạm của tòa nhà này không chỉ nằm ở việc xây quá số tầng mà mỗi tầng họ còn xây cao hơn so với thiết kế cho phép. Về luật pháp, để xử lý đúng theo quy định chỉ có cách phá bỏ cả ngôi nhà 8B Lê Trực và xây lại hoàn toàn từ đầu theo thiết kế. Câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải phá bỏ hay không?

Theo ý kiến cá nhân của tôi, nên ngừng phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực. Ngoài lý do lãng phí nó còn liên quan đến an toàn của công nhân và người dân. Chúng ta phải nhận thức rằng, tòa nhà 8B Lê Trực không sai mà cái sai là người cấp phép, quản lý, thi công và chủ đầu tư xây dựng tòa nhà này.

Chúng ta cần cứ xử lý nghiêm những người làm sai quy định để làm gương cho những đơn vị khác. Còn về tòa nhà, có thể xem xét việc ngừng tháo dỡ để đảm bảo an toàn cho cả đơn vị đang thi công và người dân. Theo tôi, trong mọi trường hợp ta nên lấy tính mạng và sự an toàn của người dân là trên hết.

- Ngoài tòa nhà tại số 8B Lê Trực, có công trình nào khác đã từng vi phạm vào quy định này thưa ông?

- Tôi cũng đã từng biết là có ngôi nhà cao quá quy định chỉ một vài tầng nhưng đã bị yêu cầu cắt đi. Tòa nhà này ở gần khu vực Hồ Tây. Hiện nay, phần dưới tòa nhà đã hoàn thiện hoàn hảo, nhưng phần cắt bên trên thì vẫn giữ nguyên.

Theo VTV News

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.