Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung

Mỗi lần nhìn thấy cả hòm di vật và lá thư dài tới hai mặt giấy chứa chan nỗi niềm của người quá cố, nước mắt tôi lại lăn dài. Giá như tôi không nông nổi và trẻ con...
Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung

Làm dâu xứ Nghệ 14 năm, tôi chưa một lần có lỗi lầm hay khiến nhà chồng phải bận tâm. Thậm chí nói như ông trưởng họ nhà chồng tôi: “Nhà này thật phúc đức mới có được con dâu như vậy. Đây mới đích thực là con trong nhà”. Tuy nhiên, trong thâm tâm, suốt quãng thời gian làm dâu đó, với tôi là quãng thời gian chịu đựng với kiểu sống “mắt nhắm mắt mở” cho qua. Và thực sự tôi không có thiện cảm với phong cách sống của nhà chồng.

Tôi là con gái gốc Hà Nội còn nhà chồng tôi là dân miền Trung lâu đời. Dù vợ chồng tôi có nhà riêng ở Hà Nội và chỉ thỉnh thoảng về thăm quê nhưng vì chồng tôi là con trưởng trong nhà nên hầu như mọi việc lớn bé đều do vợ chồng tôi một tay lo liệu.

Ngã ngửa trước di vật và lá thư bố chồng gửi con dâu lúc lâm chung ảnh 1

Hơn lúc nào, giờ tôi cảm thấy ân hận vô cùng trước những suy nghĩ sai lầm trước đây. Tôi chỉ ước, giá như tôi hiểu bố chồng sớm hơn… Ảnh minh họa.

Nhà chồng tôi tứ đời làm nghề nông, anh em họ hàng hầu hết chỉ quẩn quanh trong lũy tre làng nghèo khó nên mọi người quen với lối sống tằn tiệm. Mẹ chồng tôi mất sớm nên chỉ có bố chồng gồng gánh nuôi 4 chị em. Vì vừa làm mẹ vừa làm cha trong hoàn cảnh khó khăn nên bố chồng tôi cực kỳ khắc nghiệt trong cách sống hàng ngày.

Hôm đầu tiên về làm dâu, bố chồng tôi chỉ đạo kho một nồi cá biển mặn chát để ăn dần trong cả tuần và dặn tôi hàng sáng phải dậy rang cơm nguội từ hôm trước để ăn chứ không nấu đồ mới. Thú thực, nhiều hôm tôi thậm chí phải giả vờ đau bụng để không phải ăn cơm rang vì với tôi điều này hoàn toàn không quen.

Và mấy hôm ở nhà chồng, tôi đã bị bố chồng đay nghiến là hoang phí chỉ vì lỡ mua thêm ít thịt khi đã có món cá kho. Tôi từng khóc hết nước vì bị bố chồng mắng khi đổ bát thịt thừa cho chó.

Nhưng ấn tượng nhất là hôm tôi trở lại thành phố, quà mà bố chồng tôi gửi tặng thông gia mới là một bao tải khoai toàn những củ nhỏ xíu hay đầu thừa đuôi thẹo mà ông đi mót được ở ngoài đồng từ trước khi diễn ra đám cưới. Ông bảo giờ cân khoai tới cả chục nghìn nên mớ khoai này tuy nhỏ nhưng nếu mua cũng phải tới 7 chục ngàn.

Vì gia cảnh khó khăn nên bố chồng tôi lúc nào cũng rất đề cao chuyện tiền bạc. Trong những lần ra nhà tôi chơi, ông luôn bảo nhà nọ nhà kia vợ giàu nên cả nhà sướng, rồi ông so sánh tôi ăn hoang phá hoại so với những người họ hàng ở thành phố mà ông biết.

Vì cách đối xử khắc nghiệt và khó tính của bố chồng mà tôi không ưa gì ông. Tôi cố hòa nhã với ông chẳng qua để lấy lòng và muốn chồng không phải nghĩ ngợi mà thôi.

Tuy vậy cứ mỗi lần phải về quê là tôi lại thấy nản, thậm chí tôi ám ảnh với căn bếp cáu bẩn và những lời cằn nhằn của bố chồng.

Mối quan hệ của tôi với bố chồng có lẽ cứ nhạt nhòa như thế cho đến ngày bố tôi trở bệnh nặng. Nghe tin ông ốm, cả hai vợ chồng tôi đều bỏ hết việc tức tốc về quê thăm nom. Tối ấy, vừa thấy tôi về, ông đã ra hiệu tôi lại gần và làm dấu ý nói chỉ muốn nói chuyện với tôi. Qua những câu nói thì thào lại giọng miền Trung tôi không nắm bắt được gì hơn ngoài mấy câu: “Bố rất tin tưởng con, hãy thay bố gánh vác gia đình nhé. Bố để lại cho con một hòm kỷ vật ở trong tủ, khi nào bố mất thì con hãy mở ra nhé”. Lúc đó, tôi cũng có đôi chút cảm động nhưng nghĩ đơn giản đó là cách người sắp lâm chung hay làm mà thôi, không có gì quá đặc biệt.

Tuy nhiên, đến khi lo hậu sự cho bố chồng xong, có thời gian rảnh rang tôi mới mở tủ để lấy chiếc hòm ra. Khi mở hòm ra tôi thực sự choáng váng khi thấy có rất nhiều bìa tiết kiệm, dù số tiền mỗi bìa sổ tiết kiệm không nhiều, chỉ chục triệu một bìa mà thôi nhưng tôi hiểu để có được số tiền này là bao công tích cóp, tiết kiệm của bố tôi.

Khi lục đến đáy hòm, tôi thấy một chiếc phong bì thư ông viết tên người nhận là tôi và có ghi ngày tháng viết thư từ cách đó nửa năm, khi ông bắt đầu yếu hơn. Mở bức thư ra, đọc từng lời mà tôi bật khóc nức nở như một đứa trẻ:

“Gửi D.

Mấy nay, bố thấy trong người mình khác lắm, có lẽ đã sắp đến lúc bố theo ông bà và mẹ con đi gặp tổ tiên. Vì vậy nên bố viết bức thư này gửi con với mong muốn con sẽ hiểu bố và chồng con hơn.

Qua thời gian con làm dâu, bố hiểu con là cô con dâu tốt. Con được học hành, có hiểu biết nên rất bao dung, độ lượng với hoàn cảnh gia đình chồng. Con cũng thật thiệt thòi khi về làm dâu nhà bố. Có lẽ cũng vì con tốt như vậy nên chồng con mới thật sự nể phục và nghe lời con đến vậy.

Có thể con chưa bao giờ biết rằng chồng con là người cực kỳ nóng tính, hay la đà với bạn bè xấu và nhiều khi làm gia đình phiền lòng. Nhiều năm rồi, bố bất lực trước tính cách coi trời bằng vung của nó và nó từng phá phách không biết bao tiền của của bố. Ơn giời, có con về, nó thuần tính hẳn. Bố nghĩ rằng chỉ khi ở bên con nó mới trở nên hoàn thiện như vậy.

Vì lẽ đó nên bố quyết định giao hết gia tài của bố mẹ cho con, chỉ mình con thôi nhé. Toàn bộ giấy thừa kế nhà đất, và tiền tiết kiệm bố đều để tên mình con, coi như quà riêng bố mẹ gửi tặng con để con tiếp tục gánh vác trụ cột trong ngôi nhà này. Khi nào khó khăn, con hẵng lấy ra dùng nhé…”

Tôi đã đọc không biết bao lần lá thư này, và chưa lần nào tôi không khóc. Vậy mà lâu nay, tôi chưa bao giờ xem bố chồng là người một nhà. Trong thâm tâm nhiều lần tôi còn đổ cho bố là kẻ keo kiệt, bủn xỉn. Hóa ra, ông tiết kiệm là để cho chính tôi và gia đình tôi chứ không phải vì bản thân ông. Hơn lúc nào, giờ tôi cảm thấy ân hận vô cùng trước những suy nghĩ sai lầm trước đây. Tôi chỉ ước, giá như tôi hiểu bố chồng sớm hơn…

P.V

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.