Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg

(Ngày Nay) -  Trong bối cảnh bệnh do virus Marburg đang có xu hướng lây lan tại châu Phi, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận định, nguy cơ bệnh này xâm nhập vào Thành phố không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra. Thành phố đã triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đến ngày 10/10, tại Rwanda (châu Phi) đã ghi nhận 58 trường hợp mắc bệnh do virus Marburg; trong đó có 13 người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, nguy cơ của đợt bùng phát bệnh là rất cao ở cấp quốc gia, cao ở cấp khu vực châu Phi và thấp ở cấp độ toàn cầu. Ngày 11/10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo triển khai biện pháp kiểm soát bệnh do virus Marburg tại cửa khẩu.

Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố giám sát các hành khách từ những đường bay có liên quan đến Rwanda và những quốc gia có lưu hành dịch. Bên cạnh đó, Sở Y tế tăng cường cập nhật thông tin về căn bệnh do virus Marburg cũng như bệnh truyền nhiễm mới nổi khác trên thế giới; sẵn sàng biện pháp can thiệp nếu phát hiện ca bệnh xâm nhập; truyền thông nâng cao nhận thức về yếu tố nguy cơ nhiễm virus Marburg, các biện pháp bảo vệ…

Sở Y tế Thành phố khuyến cáo, người dân nên hạn chế việc đi du lịch không cần thiết ở các quốc gia đang có bùng phát dịch. Người đã từng đi qua các quốc gia đang có dịch nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng nghi ngờ cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế và cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ thông tin. Sở Y tế kêu gọi, người dân nên tham khảo thông tin về dịch bệnh đăng tải tại các nguồn chính thống, có trích dẫn nguồn tin (nếu đăng lại) để tránh thông tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang, lo lắng.

Bệnh do virus Marburg (trước đây được gọi là sốt xuất huyết Marburg) là căn bệnh ban đầu lây truyền sang người do tiếp xúc kéo dài khi làm việc trong các hang động là nơi sinh sống của các đàn dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Sau khi đã thâm nhập, virus Marburg có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, nội tạng hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh, cũng như với bề mặt và vật liệu (giường, quần áo) bị nhiễm các chất dịch này.

Nhân viên y tế là nhóm đối tượng thường bị nhiễm bệnh trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nếu các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn không được tuân thủ nghiêm túc. Hầu hết các đợt bùng phát dịch bệnh này đã xảy ra ở châu Phi. Tuy nhiên, virus đã lây lan ra khắp thế giới thông qua khách du lịch hoặc nhân viên bị lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.

Bệnh do virus Marburg bắt đầu với sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau nhức cơ bắp, tiêu chảy, đau bụng và chuột rút, buồn nôn và nôn, phát ban không ngứa. Từ ngày thứ 5, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết, chảy máu tại các vị trí chích tĩnh mạch. Tỷ lệ tử vong trung bình của các trường hợp bệnh do virus Marburg là khoảng 50%. Hiện, bệnh chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị kháng virus nào được phê duyệt.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 Võ Quang Phú Đức.
Khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ Tuyên dương và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho học sinh Võ Quang Phú Đức (Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học Huế), Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024.
Chú Samoyed 2 tuổi tên OK, có một “công việc” bán thời gian tại một quán cà phê dành cho chó. Ảnh: Jane Xue/CNN
Công việc thú vị của những “công dân” bốn chân tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Ở Trung Quốc, thú cưng không chỉ là bạn đồng hành mà còn có thể trở thành những “nhân viên” chính thức tại các quán cà phê. Xu hướng thú vị này đang ngày càng phổ biến, khi các chủ nuôi gửi thú cưng của mình đến “làm việc” để trải nghiệm một cuộc sống mới và kiếm thêm chút “tiền tiêu vặt”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngày Nay) - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án.