Ngày 14/2: Cả nước ghi nhận 29.413 ca mắc mới, riêng Hà Nội trên 3.500 ca

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 13/2 đến 16 giờ ngày 14/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca mắc mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 29.403 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.031 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 20.924 ca trong cộng đồng).
Ngày 14/2: Cả nước ghi nhận 29.413 ca mắc mới, riêng Hà Nội trên 3.500 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.507 ca), Hải Dương (1.915 ca), Hải Phòng (1.489 ca), Nghệ An (1.385 ca), Lạng Sơn (1.379 ca), Nam Định (1.362 ca), Thái Nguyên (1.275 ca), Phú Thọ (1.053 ca), Vĩnh Phúc (982 ca), Ninh Bình (970 ca), Bắc Ninh (922 ca), Hòa Bình (897 ca), Quảng Ninh (892 ca), Đà Nẵng (787 ca), Thanh Hóa (776 ca), Bắc Giang (664 ca), Quảng Nam (587 ca), Gia Lai (579 ca), Thái Bình (540 ca), Hưng Yên (539 ca), Bình Phước (469 ca), Bình Định (437 ca), Lào Cai (429 ca), Sơn La (428 ca), Quảng Bình (406 ca), Yên Bái (347 ca), Đắk Nông (309 ca), Lâm Đồng (307 ca), Quảng Trị (302 ca), Phú Yên (288 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (285 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (282 ca), Đắk Lắk (235 ca), Khánh Hòa (209 ca), Hà Nam (201 ca), Thừa Thiên Huế (200 ca), Quảng Ngãi (165 ca), Hà Tĩnh (159 ca), Kon Tum (155 ca), Cao Bằng (153 ca), Cà Mau (145 ca), Tuyên Quang (136 ca), Lai Châu (118 ca), Điện Biên (117 ca), Hà Giang (100 ca), Bắc Kạn (81 ca), Bình Thuận (76 ca), Bình Dương (63 ca), Kiên Giang (50 ca), Vĩnh Long (35 ca), Đồng Nai (31 ca), Bến Tre (29 ca), Bạc Liêu (24 ca), Trà Vinh (23 ca), Tây Ninh (21 ca), Đồng Tháp (18 ca), Cần Thơ (14 ca), Sóc Trăng, Ninh Thuận (mỗi địa phương 12 ca), Long An (10 ca), Hậu Giang (9 ca), Tiền Giang (7 ca), An Giang (6 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Nam Định (532 ca), Đắk Lắk (300 ca), Quảng Trị (168 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (1.198 ca), Gia Lai (579 ca), Hà Nội (567 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 25.918 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (97 ca), Quảng Nam (27 ca), Quảng Ninh (20 ca), Hà Nội (14 ca), Khánh Hòa (11 ca), Đà Nẵng (8 ca), Hưng Yên (6 ca), Kiên Giang (4 ca), Thanh Hóa, Hải Dương, Bình Dương (mỗi địa phương 2 ca), Hải Phòng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Ninh Bình (mỗi địa phương 1 ca).

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.540.273 ca mắc, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.723 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (516.136 ca), Bình Dương (293.363 ca), Hà Nội (172.021 ca), Đồng Nai (100.094 ca), Tây Ninh (88.770 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.193 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.232.947 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca.

Số bệnh nhân tử vong là 91 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 88 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm 1,6% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay là 32.765.228 mẫu tương đương 77.827.425 lượt người.

Trong ngày 13/2 có 247.072 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.041.993 liều.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?