Nghi bắt cóc liền "tự xử" và hai chữ niềm tin

(Ngày Nay) - Ngoài những status kêu gọi gần như “vô vọng” và “chìm nghỉm” của một số nhà báo, facebooker có trách nhiệm thì cơ quan chức năng chẳng hề có động thái nào rõ ràng, cụ thể nào để trấn an cũng như cảnh báo dừng ngay hành động tự xử vô cớ đầy nguy hiểm...
Hình ảnh hai người phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ em
Hình ảnh hai người phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ em

Lại thêm một vụ hành hung người vô tội chỉ vì “nghi bắt cóc trẻ em” xảy ra ngay tại Hà Nội – nơi mà sự phát triển, văn minh được xếp vị trí hàng đầu cả nước.

Vụ việc được người trong cuộc kể lại một cách đau đớn đến mức khó tin. Họ - 2 người phụ nữ hiền lành đã bị đám đông tấn công, đánh đập không thương tiếc bất chấp những lời van xin, giải thích rằng họ chỉ là những người đi bán tăm từ thiện.

Là một người mẹ, tôi vốn có chung nỗi lo sợ rất mơ hồ trước nạn bắt cóc trẻ em mà trước hết xuất phát từ những tin đồn trên mạng. Tôi vốn dĩ đã muốn “mũ ni che tai”, giả điếc trước những tin tức về các vụ hành hung, đánh đập dã man những người vốn mới chỉ bị nghi ngờ “bắt cóc trẻ em” chỗ này chỗ khác.

Đôi khi, với sự ích kỷ cá nhân, tôi tự nhủ, sự cảnh giác cao độ của nhiều người có thể là sự bảo vệ tốt hơn cho những đứa trẻ, trong đó có con mình trước “nanh vuốt” của bọn bắt cóc, buôn người cũng nên.

Nhưng đến hôm nay, khi thấy hình ảnh 2 người phụ nữ đáng tuổi mẹ mình mang gương mặt phù nề, thâm tím, máu me be bét vì sự tấn công của đám đông hung hãn, chỉ vì họ bị nghi “bắt cóc trẻ em”, tôi bắt đầu thấy sợ.

Tôi sợ vì rất có thể, từ một hành động vô thức nào đó của mình, ví như dừng xe hỏi thăm em bé nào đó đường vào nhà người quen, có thể, tôi cũng bị nghi là “mẹ mìn” và sẽ là nạn nhân của hành động hung hãn ấy.

Cũng giống như tôi, nhiều người bạn tôi gần đây lo lắng “giờ có muốn mang kẹo cho bọn trẻ đáng yêu cũng không dám vì sợ bị no đòn vì tưởng mẹ mìn, bắt cóc trẻ em”.

Thực tế, trong một xã hội mà niềm tin giữa con người với con người ngày càng ít đi; sự nghi kị, đề phòng, hung hãn đến mức man rợ đang ngày càng nảy nở quả là điều quả thực đáng sợ.

Nơi thì 2 thanh niên đi phun thuốc diệt muỗi bị bắt giữ, đánh đập; nơi thì chủ doanh nghiệp đi mua gỗ bị quây giữ, đốt cháy xe ô tô tiền tỷ cũng chỉ vì nghi “thôi miên, bắt cóc trẻ em”; chỗ thì một người tâm thần, một người câm điếc bị bắt trói, dí dao vào cổ đe dọa buộc nhận tội “bắt cóc trẻ em”... Và bây giờ đến lượt 2 người phụ nữ bán tăm tình thương cũng bị đánh đập không thương tiếc cũng chỉ vì sự nghi ngờ vô căn cứ.

Các vụ việc đã không dừng lại ở sự cảnh giác mà đang bị đẩy đi quá xa, ngưỡng cần thiết, gây nguy hiểm tới tính mạng người khác.

Thực ra, chúng ta có quyền cảnh giác và nghi ngờ, có quyền hành động để bảo vệ con em mình khỏi bàn tay của những kẻ bắt cóc, buôn người. Nhưng không có nghĩa mới nghi ngờ là hô hoán đám đông nhảy vào hành hung thừa sống thiếu chết người khác.

Trong một xã hội văn minh, mọi thứ phải được hành xử trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Dù có là ai, có nhân danh hay viện cớ lý do gì thì cũng không thể hành xử kiểu tự xử vô lý như vậy được.

Và câu hỏi đặt ra là: Sao người dân không thông báo cho chính quyền, công an sở tại mà lại “chuộng” hình thức tự xử?

Liệu có phải niềm tin vào hiệu quả của cơ quan công quyền đang có vấn đề?

Và trong cơn bão thông tin lan tràn trên mạng về “nạn bắt cóc trẻ em” thì cơ quan chức năng có liên quan đã có động thái gì để xác minh, làm rõ thực hư cũng như có động thái cảnh báo, khuyến cáo các hành vi gây nguy hiểm của đám đông?

Hay chăng ngoài những status kêu gọi gần như “vô vọng” và “chìm nghỉm” của một số nhà báo, facebooker có trách nhiệm mà tôi biết thì cơ quan chức năng chẳng hề có động thái nào rõ ràng, cụ thể nào.

Nếu cứ như thế này - không có sự vào cuộc, chủ động của những người có trách nhiệm thì e rằng câu chuyện cứ nghi bắt cóc và “đánh nhầm còn hơn bỏ sót” vẫn cứ tiếp diễn một cách “hồn nhiên”.

Và hậu quả không chỉ là gây thương tích cho người vô tội mà thậm chí sẽ là án mạng cho những người lương thiện chỉ vì “trông hao hao, nhang nhác kẻ bắt cóc trẻ em" - kẻ mà hình hài ra sao cũng không ai biết...

Theo Dân Việt

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.