Ngộp thở giữa biển người

[Ngày Nay] - Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, mật độ dân số gia tăng đang tỉ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm môi trường; cao ốc mọc dày đặc khiến sự trong lành, tươi vui của môi trường sống biến mất.
Ảnh: Hồ Như Ý
Ảnh: Hồ Như Ý

Hà Nội ô nhiễm hàng đầu Đông Nam Á

IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á vừa đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, Bắc Kinh hiện xếp hạng là thành phố ô nhiễm thứ 122 trên thế giới năm 2018. Nồng độ bụi trung bình tại các thành phố ở Trung Quốc đã giảm 12% từ năm 2017 sang năm 2018.

Báo cáo nêu cụ thể, tại Nam Á: Trong 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới có 18 thành phố ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Xếp hạng này bao gồm dữ liệu chưa từng công bố trước đây của hệ thống theo dõi cảm biến công cộng đầu tiên của Pakistan.

Ngộp thở giữa biển người ảnh 1

Ảnh: Hồ Như Ý

10 thành phố ở Tây Balkan - Bosnia Herzegovina, Macedonia và Kosovo - và bốn thành phốở Thổ Nhĩ Kỳ có nồng độ PM2.5 ở mức lớn hơn gấp ba lần so với hướng dẫn của WHO. 8 thành phốở Balkan nằm trong số 10% thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong số tất cả các thành phố có dữ liệu. Hoa Kỳ và Canada là hai quốc gia mặc dù chất lượng không khí trung bình rất tốt khi so sánh toàn cầu, tuy nhiên các vụ cháy rừng lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng không khí vào tháng 8 và tháng 11, với 5 trên 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tháng 8 được ghi nhận ở Bắc Mỹ.

Dễ thấy nhất là là các thành phố ô nhiễm đều có số lượng dân cư tăng theo cấp số nhân. Ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là vấn đề nghiêm trọng với nhiều thành phố đông dân, sức ép về dân cư đã kéo các chỉ số chất lượng không khí sụt giảm trầm trọng.

Ngộp thở giữa biển người ảnh 2

Ảnh: Hồ Như Ý

Báo cáo mới chỉ ra, trong số hơn 3.000 thành phố được thống kê, 64% vượt quá mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO (10μg / m3) đối với bụi mịn, còn được gọi là bụi PM2,5. Các thành phố được theo dõi ở Trung Đông và Châu Phi đều vượt quá mức khuyến cáo này, 99% các thành phốở Nam Á, 95% các thành phố ở Đông Nam Á và 89% các thành phốở Đông Á vượt quá mức này.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục đưa ra cảnh báo Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so với các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, những khu vực dân cư đông, chung cư và nhà cao tầng mọc lên như nấm còn cây xanh thưa thớt.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục đưa ra cảnh báo Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so với các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, những khu vực dân cư đông, chung cư và nhà cao tầng mọc lên như nấm còn cây xanh thưa thớt.

Thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm cao hơn thế giới. Giai đoạn từ 2011 – 2015 đã ghi nhận, số ngày Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí kém chiếm tới 40-60% tổng số ngày quan trắc và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu.

Đổi sức khỏe lấy...bê tông

Đất chật người đông dẫn đến hàng nghìn hệ lụy: việc làm thiếu, khu vui chơi thiếu, cây xanh thiếu, nhà ở thiếu… Không khí để thở ngày càng ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm không khí đang được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động xấu đối với sức khỏe cộng đồng.

Ngộp thở giữa biển người ảnh 3

Ảnh: Hồ Như Ý

Mạng lưới Báo chí Biến đổi khí hậu và Năng lượng đã đưa ra những con số giật mình trong Báo cáo tình trạng không khí toàn cầu 2019 do Viện Hiệu ứng Sức khỏe (Mỹ) công bố. Báo cáo cho biết: Tiếp xúc với ô nhiễm không khí rút ngắn cuộc sống của một đứa trẻ sinh ra ở các thành phố đông dân hơn 20 tháng. Chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời đã được coi là nguyên nhân thứ 4 gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới, và những thiệt hại này ước tính sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.

Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á - Yeb Sano cho biết: “Ngoài cuộc sống của con người bị mất đi, ước tính thế giới còn thiệt hại 225 tỷ USD về sức lao động, và hàng nghìn tỷ cho chi phí y tế”.

Dữ liệu của WHO cho thấy cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Sự ô nhiễm này do hứng chịu từ các nhà máy, khói bụi vận tải, ô nhiễm khu dân cư…

Sự gia tăng ngày càng nhanh của dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội đã khiến cuộc sống đô thị ngày một khó khăn và ngột ngạt.

Bốn giờ chiều, chưa đến giờ cao điểm nhưng giao thông tại ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) đã hỗn loạn. Phía tây cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - cửa ngõ vào khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính thường xuyêt kẹt xe… Mức độ ô nhiễm không khí thường xuyên đo được ở ngưỡng cao.

Ngộp thở giữa biển người ảnh 4

Ảnh: Hồ Như Ý

PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục từng nhấn mạnh: “Việt Nam là nước đang đô thị hóa theo chiều cao tại trung tâm và “xôi đỗ” ở ngoại vi, tiếc thay lại nhiều sản phẩm loại hai này vào bậc nhất, đô thị cũng vì thế kém bền vững. Đáng ngạc nhiên là cả nhà cao tầng giá thấp và giá cao đều cùng trào lưu thương mại này”.

Bà Thục đưa dẫn chứng: “Ở Hà Nội, khu đô thị mới Linh Đàm đang êm đềm với 80ha hồ nước, cây xanh, các chung cư 11 tầng theo thiết kế nhiệt đới hóa và không gian kiểu phố - cộng đồng thân thiện, bỗng bị “xâm lăng” bằng một khu chung cư với 12 tòa “liên kế”, cao lừng lững 40 tầng…”

Chưa hết, từ trên cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương có thể quan sát thấy hàng chục tòa nhà cao vài chục tầng nối nhau mọc lên dọc trục đường Lê Văn Lương và các khu vực quanh đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Lê Văn Thiêm…

Nhà cao tầng ngày càng lấn tới. Cảnh quan đô thị toàn bê tông là bê tông.

Áp lực từ sự quá tải dân cư đang đòi hỏi Hà Nội và nhiều thành phố đông dân khác phải có những chiến lược cụ thể để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân, đồng thời phát triển song song hệ thống hạ tầng. Quan trọng hơn, thành phố phải có hành động cụ thể cứu môi trường sống, nhất là môi trường không khí đang ngày càng bị nhuốm bẩn và ô nhiễm.

Một kiến trúc sư khác bày tỏ, từ trước đến nay, số liệu quy mô dân số của thành phố phần lớn dựa trên số liệu thống kê chưa bao hàm đầy đủ số cư dân vãng lai và tăng cơ học. Trong khi đó, lượng dân nhập cư vào quá đông khiến nhà ở xây bao nhiêu cũng không đủ, môi trường sống ở Hà Nội ngày càng ngột ngạt, bức bí.

Quy mô dân số còn tăng mạnh trong tương lai sẽ tác động đến quá trình chỉnh trang, phát triển đô thị và giải quyết nhà ở mọi tầng lớp dân cư trong thành phố.

Áp lực từ sự quá tải dân cư đang đòi hỏi Hà Nội và nhiều thành phố đông dân khác phải có những chiến lược cụ thể để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân, đồng thời phát triển song song hệ thống hạ tầng. Quan trọng hơn, thành phố phải có hành động cụ thể cứu môi trường sống, nhất là môi trường không khí đang ngày càng bị nhuốm bẩn và ô nhiễm.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.