(Ngày Nay) - Sống ở thế kỷ 18, nổi tiếng học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người, ông được các nhân sĩ trí thức, nhà nghiên cứu gọi là “Cụ tổ ngành giáo dục Nam Kỳ”.
1 Người được mệnh danh là 'cụ tổ ngành giáo dục Nam Kỳ' là ai?
icon
Nguyễn Đình Chiểu
icon
Trương Vĩnh Ký
icon
Võ Trường Toản
Giải thích Võ Trường Toản hay Vũ Trường Toản (chưa rõ năm sinh, mất 1792) hiệu Sùng Đức do chúa Nguyễn Phước Ánh (sau này là hoàng đế Nguyễn Thế Tổ) phong tặng. Ông là nhà giáo nổi tiếng "học rộng, có tài thao lược và đức hạnh hơn người". Theo sách Đất và người Nam Bộ của Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh (NXB Trẻ năm 2016), công đức giáo dục của ông có nhiều ảnh hưởng trong giới tri thức, không chỉ cuối thế kỷ 18 mà cho đến sau này, đặc biệt là thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm chiếm. Sĩ phu yêu nước và nghĩa binh Nam Bộ, Sài Gòn rất tôn kính ông. Khi nhắc đến ông, các nhân sĩ trí thức, nhà nghiên cứu đều gọi là "cụ tổ ngành giáo dục Nam Kỳ".
2 Ông quê ở đâu?
icon
Hà Nội
icon
Thừa Thiên - Huế
icon
Gia Định
Giải thích Võ Trường Toản quê ở làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương, Gia Định (nay là hai bên đường Cách Mạng Tháng Tám ở quận 3 và 10 của TP HCM). Sách Đại Nam nhất thống chí ghi tổ tiên Võ Trường Toản từ miền Trung di cư vào Nam theo làn sóng chung, được khởi phát mạnh mẽ từ năm 1623. Đây cũng là thời điểm người Việt vào xứ Đồng Nai, Gia Định lập nghiệp.
3 Ông từng mở lớp dạy học ở đâu?
icon
Gia Định
icon
Hà Tiên
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong cuốn Tạp ghi Việt - Sử - Địa cho rằng, Võ tiên sinh không làm quan cả Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn, sống ẩn dật với chính quyền nhưng không ẩn dật với xã hội. Võ Trường Toản mở trường dạy học hàng trăm học sinh ở làng Hòa Hưng (Gia Định), khuôn viên nay là đình Chí Hòa trong con hẻm đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP HCM.
4 Nhận định nào sau đây đúng khi nói về cách dạy học của ông?
icon
Lối dạy máy móc giáo điều
icon
Lối dạy tri ngôn dưỡng khí
icon
Lối dạy nghĩa lý giáo hóa
Giải thích Là một nhà nho, nhưng ông không rơi vào lối dạy máy móc, giáo điều mà chủ trương lấy lối học "nghĩa lý để giáo hóa". Khi giảng với học trò về sách Đại học, một sách trong Tứ thư, ông nói rõ: "Sách Đại học một nghìn bảy trăm chữ, tán ra gồm vô số sự vật, tóm lại còn 200 chữ, tóm nữa thì còn một chữ, tóm lại nữa một chữ cũng không". Đại ý, thầy căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung cuốn sách chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, cách dạy ấy thường gọi là "Tri ngôn dưỡng khí". Tri ngôn là hiểu lời, còn dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghĩa, tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn. Phan Thanh Giản - danh sĩ triều Nguyễn viết về Võ Trường Toản: "Chỉ biết sở học của tiên sinh đã tới bậc dày dặn, đầy đủ, chất thật và có thuật nghiệp thâm uyên, thông đạt. Ở ẩn mở trường dạy học, thường học trò đến mấy trăm người".
5 Gia Định tam bảo là 3 người học trò nổi tiếng của Võ Trường Toản. 3 người này gồm những ai?
icon
Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc Uẩn, Ngô Nhơn Tĩnh
icon
Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh
icon
Trịnh Hoài Đức, Diệp Minh Phụng, Ngô Nhơn Tĩnh
Giải thích Gia Định tam bảo là ba người nổi tiếng ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đều là học trò của Võ Trường Toản, gồm Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Thơ văn của họ được in thành sách Gia Định tam gia thi cập còn truyền đến nay. Trong khi đó, nhóm thi văn tao đàn Hội Sơn ở Sài Gòn xưa cũng từng theo học nhà giáo này gồm: Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Hối Sơn Phạm Ngọc Uẩn, Nhữ Sơn Ngô Nhơn Tĩnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng. Từ những học trò đỗ đạt cao sang ấy cho đến những người thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân... đều đã chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo Võ Trường Toản. Họ đã giữ tròn tiết tháo khi nước nhà bị xâm lược.
6 Không chỉ là nhà giáo, Võ Trường Toản còn có tài năng trong lĩnh vực gì?
icon
Thơ ca
icon
Quân sự
icon
Y học
Giải thích Không chỉ là nhà giáo, Võ Trường Toản còn là một nhà thơ lớn. Tuy nhiên, do những biến cố lịch sử nên sáng tác của ông gần như bị thất lạc, chỉ còn lưu giữ một bài phú "Hoài cổ" với 24 đối câu. "Rỡ rỡ cúc ba thu, ba thu lụn cúc đà tàn héo; hây hây sen chín hạ, chín hạ qua sen cũng rã rời. Cho hay vực thẳm nên cồn; khá biết gò cao hóa bể. Quán âm dương rước khách xưa nay, đã mấy mươi năm; đò tạo hóa đưa người qua lại, biết bao nhiêu chuyến. Nhấp nháy ngọn đèn trong kiếng, lênh đênh bóng nguyệt dòng sông...". Những điển tích, hình ảnh trong bài phú đều xuất phát từ Trung Hoa. Tác giả muốn ký thác vào đó tâm sự cùng quan niệm về đời, về người mà ông đã chứng kiến trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Công Tín trong Văn chương miền sông nước Nam Bộ, bài phú không có nghĩa là nuối tiếc cái xưa; sống ở hiện tại mà nhớ về quá khứ đâu đâu. Ở đây, nhà thơ muốn "ôn chuyện cũ" để giáo huấn người đời "lòng nhân nghĩa". Trong sự thăng trầm, biến đổi xã hội, chỉ có lòng nhân nghĩa mới là cái trường tồn đích thực. Bởi vậy, con người phải quyết tâm gìn giữ.
7 Hiện nay, phần mộ của ông được an táng ở đâu?
icon
Bến Tre
icon
Sài Gòn
icon
Vĩnh Long
Giải thích Võ Trường Toản mất vào mùng 9 tháng 5 năm Nhâm Tý (nhằm 27/7/1792) tại làng Hòa Hưng, được an táng tại đây. Hay tin này, chúa Nguyễn Ánh cảm mến, tiếc thương, ban từ hiệu là "Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh", nghĩa là bậc xử sĩ Võ Tiên Sinh, người Gia Định cùng đôi liễn truy điệu: "Triều hữu huân danh, bán thuộc Hà Phần cựu học Đẩu Nam phong giáo, tề khâm Nhạc Lộc dư uy" Tạm hiểu là: "Công danh tỏ rạng triều đình, một nửa thuộc về tài học, Giáo dục văn hóa phương Nam, ai cũng phục cái uy lớn". Dù không phải là học trò của Võ Trường Toản nhưng Phan Thanh Giản hết lòng kính trọng ông như thầy. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay Pháp (1862), Phan Thanh Giản không muốn hài cốt của bậc danh nhân nằm trong vùng đất bị giặc chiếm đóng nên bàn với Nguyễn Thông (đốc học Vĩnh Long), Phạm Hữu Chánh (Hiệp trấn thành An Giang) cùng nhiều sĩ phu khác bàn việc cải táng hài cốt. Năm Tự Đức thứ 18 (1867), hài cốt của Võ Trường Toản được rước về làng Bảo Thạnh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, Bến Tre). Di hài vợ cùng con gái cũng được cải táng cạnh mộ của ông, được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1998.
8 Tên của ông được đặt cho một trường đại học ở tỉnh nào nước ta ngày nay?
icon
Bến Tre
icon
Hậu Giang
icon
Vĩnh Long
Giải thích Võ Trường Toản không ra làm quan nên người đời không thấy được sự nghiệp nhưng công dạy dỗ, giáo dục của ông vẫn được giới trí thức nhắc đến qua nhiều thế kỷ. Ông được sĩ phu Nam Bộ xưng tôn là sư biểu, người đặt nền móng cho học phong phương Nam, có ảnh hưởng rộng lớn sâu xa đến học vấn, đạo đức. Khi nhắc đến ông, họ ví người thầy này là "Cụ tổ ngành giáo dục Nam Kỳ". Tên của ông được đặt cho một đại học ở tỉnh Hậu Giang, nhiều trường phổ thông khắp Nam Bộ. Riêng ở TP HCM, Võ Trường Toản là giải thưởng thường niên vinh danh những nhà giáo tiêu biểu của thành phố trong suốt 21 năm qua.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.