Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ

Sinh ra với một cơ thể thiếu trọn vẹn, Dương Văn Dũng chia sẻ anh đã gặp vô vàn khó khăn suốt 12 năm học phổ thông.

Không muốn mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội, chàng trai nhút nhát này đã tìm tòi trên mạng xã hội và biết đến các khóa học của công ty Nghị lực sống. Dũng mạnh dạn đăng ký tham gia lớp học công nghệ thông tin miễn phí và “khăn gói” từ Lạng Sơn xuống Hà Nội quyết tâm học nghề.

"Sau một thời gian học tập tại Nghị lực sống, tôi đã có nhiều kiến thức về photoshop. Tôi mong muốn sẽ tìm được công việc ổn định trong tương lai", Dũng cho biết.

Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên; trong đó, gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các cấp quản lý đã có nhiều chủ trương, chính sách được thể hiện trong các quy định của Luật Người khuyết tật và văn bản dưới Luật nhằm hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin.

Nhờ được hỗ trợ tiếp cận, công nghệ thông tin đã trở thành cái tay của người khuyết tật vận động, cái tai của người khiếm thính, con mắt của người khiếm thị. Công nghệ số cũng giúp thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. Nhờ có công nghệ, người khuyết tật có thể hòa nhập và tự mình thực hiện các hoạt động như: sử dụng dịch vụ công, dịch vụ y tế, giao tiếp, mua sắm trực tuyến... Chuyển đổi số tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội nâng cao kiến thức và tiếp cận các thông tin về việc làm dễ dàng hơn.

Do sức khỏe yếu, Nguyễn Thúy Hằng, 30 tuổi, chỉ học đến hết lớp 10. Biết đến Nghị lực sống từ lâu nhưng tới đầu năm 2024, Hằng mới mạnh dạn từ Thái Nguyên xuống Hà Nội học nghề.

Sau một thời gian, cô gái trẻ này đã khá thành thạo những kỹ năng cơ bản về máy tính. Hằng đã được trang bị những kiến thức về marketing online, biết viết nội dung, bán hàng... để phục vụ công việc sau này.

Kết thúc khóa học tại Nghị lực sống, Hằng mong muốn tìm được công việc phù hợp với bản thân. Cô gái trẻ cũng mong ước trở thành một người giống như các thầy ở Nghị lực sống, luôn truyền cảm hứng cho những người khuyết tật vượt qua giới hạn của bản thân mình, vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Bà Ngô Thị Huyền Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nghị lực sống - doanh nghiệp xã hội cho biết mỗi năm, công ty đào tạo cho khoảng 120 người khuyết tật, tỷ lệ có việc làm là 70% cho nhóm công việc về công nghệ thông tin, với mức lương tốt. Nghị lực sống tiếp tục tìm kiếm thêm loại hình công việc liên quan đến công nghệ để đào tạo cho người khuyết tật trong tương lai.

Theo ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, thời gian qua, Nhà nước đã bố trí ngân sách để dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.

Nhiều người khuyết tật được vay vốn ưu đãi, học nghề, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, để trợ giúp người khuyết tật không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà rất cần sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Ông Đặng Văn Thanh đánh giá rất cao các doanh nghiệp, đặc biệt là Nghị lực sống đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người khuyết tật học nghề, tự tạo dựng cuộc sống.

"Để tránh lãng phí nguồn nhân lực này, cần có sự thay đổi, nhất là về chính sách hỗ trợ thúc đẩy nguồn lực lao động là người khuyết tật, đồng thời thay đổi về nhận thức, tư duy của doanh nghiệp và có chính sách bảo đảm tỷ lệ người khuyết tật có việc làm nhiều hơn trong thời gian tới", ông Đặng Văn Thanh cho biết.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.