Người lạ mặc áo trắng

(Ngày Nay) - Mấy năm trước, một phóng viên người Mỹ hỏi tôi, đại ý, rằng tại sao lại nhiệt tình tham gia vào việc truyền thông của ngành Y tế.
Nhà báo Đức Hoàng
Nhà báo Đức Hoàng

Thời ấy, tôi mới chuyển từ làm báo thể thao sang xã hội được đôi năm, hoàn toàn không có định hướng gì. Nói thật thà, là khi phóng viên mới vào nghề, vớ được chủ đề gì thì cố gắng tìm hiểu mà viết chủ đề đó, chứ cũng chẳng đủ quan hệ, uy tín mà lựa chọn. Cho đến trước đó, chính bản thân tôi cũng nghĩ rằng mình viết về ngành Y chẳng qua là vì ngẫu nhiên. Tôi ngẫu nhiên đến một trạm y tế ở Tây Nguyên để hiểu rằng còn nhiều bác sĩ nhận đồng lương cơ bản và thuyết phục đồng bào chữa bệnh bằng thuốc, chứ chẳng có cái “phong bì” nào. Tôi ngẫu nhiên có mẹ làm ngành Y và lớn lên trong môi trường ấy để hiểu nó. Tôi ngẫu nhiên đau ốm để trải qua những ca mổ mà sự kinh hoàng tới từ… nhà vệ sinh bệnh viện.

Đến khi anh phóng viên hỏi, tôi mới dừng lại, thực sự ngẫm nghĩ về động cơ của mình. Tôi phát hiện ra hành vi của mình không ngẫu nhiên. Và tôi trả lời anh: tôi cảm thấy việc tạo dựng niềm tin giữa ngành Y tế và người dân là một nghĩa vụ.

Anh đem đoạn trả lời về “duty” (nghĩa vụ) của tôi đăng liền mấy tờ tạp chí ở Anh và Mỹ, trong các bài viết về niềm tin giữa người dân với Bộ Y tế ở các nước Đông Á.

Lúc trả lời anh xong tôi cũng nghĩ hay là mình hồn nhiên quá. Rõ ràng mình làm báo, nơi mà sự khách quan được đề cao tuyệt đối, đằng này lại nói là mình có nghĩa vụ gì đó với ngành Y tế, người ta hoàn toàn có thể hiểu rằng mình thiên vị.

Nhưng đấy là một suy nghĩ chân phương. Như mọi đứa trẻ khác, người đầu tiên trong đời tôi trao đổi về thế giới xung quanh là mẹ. Ngày nhỏ, tôi nhớ tên nhiều biệt dược hơn là từ tiếng Anh giao tiếp, và chứng kiến những tiêu cực của ngành Y tế từ lúc còn chưa nhận thức được chúng là tiêu cực. Chính những người có mối gắn bó với ngành Y như tôi lại có xu hướng không thần thánh hóa nó. Nhưng cảm giác về nghĩa vụ vẫn được hình thành: khi chuyên mục Góc nhìn ra đời năm 2014, chủ đề đầu tiên tôi trao đổi với mẹ là về tiêm phòng. Khi đó, sau những tai biến liên quan đến vắc-xin, niềm tin trong dân đang lung lay. Mẹ kể rằng, ngay cả ở Hải Phòng, một thành phố lớn với mặt bằng dân trí cao, có nhiều quận nội thành mà tỉ lệ tiêm chủng hụt mấy chục phần trăm.

Không cần là một người quá quan tâm đến thời sự, bạn cũng có thể nhận ra sự hao hụt niềm tin đang biểu hiện cực đoan thế nào. Các bà mẹ không chỉ dè chừng với vắc-xin. Tôi từng gặp những phụ huynh có xu hướng từ chối nguyên cả nền y học hiện đại. Tôi đã gặp những đứa trẻ 6 tháng tuổi, tím tái vì viêm phổi, nhưng bị cha mẹ, với trình độ đại học, từ chối đưa đi bệnh viện mà đang chữa bằng một “phương pháp tự nhiên” nào đó. Hành hung bác sĩ là một biểu hiện khác của sự thiếu tin tưởng. Mô tả bác sĩ thành một khuôn mẫu gia trưởng nhận hối lộ cũng cho thấy sự mất niềm tin.

Câu hỏi đặt ra, nghĩa vụ của tôi trong bối cảnh ấy là gì?

Nghĩa vụ của tôi, suy nghĩ đến cùng, vẫn là đảm bảo sự khách quan của tin tức. Mâu thuẫn lớn nhất ở đây, trong sự mất niềm tin này, chính là việc hình thành một khái niệm rộng lớn gọi là “ngành Y tế” trong tâm thức người dân. “Bác sĩ” cũng bị gộp chung lại thành một ý niệm thống nhất. Và cuối cùng, chúng ta vô phương trong việc xử lý thông tin dựa trên việc quy tập khái niệm này.

Dưới mỗi bài viết về y tế trên báo, thường xuyên có tranh luận, người thì lên án, người thì bênh vực, bác sĩ bị đánh cũng có người đặt ra câu hỏi “không có lửa thì sao có khói”. Chủ thể của các tranh luận, của sự mất niềm tin, là một khối thống nhất gọi là “ngành Y tế Việt Nam”.

Không nhiều người nhận ra rằng việc phản biện và phân tích dựa trên khái niệm thống nhất “ngành Y tế Việt Nam” hay là “bác sĩ Việt Nam” này là vô vọng. Đó là một tập hợp hàng chục nghìn con người, làm việc ở hàng nghìn cơ quan khác nhau, tâm thế và điều kiện kinh tế khác nhau, bị điều chỉnh bởi một hệ thống chính sách nhằng nhịt bởi nhiều cơ quan chủ quản khác nhau. Ở đó, có những vụ án hình sự đã bị xét xử, nhưng cũng có bác sĩ vẫn đang sống bằng vài chục nghìn mỗi ngày tiền trực ở nơi núi cao, không phòng mạch tư, bệnh nhân không có nổi một nghìn. Gộp tất cả lại để xử lý thông tin là ta đã tự gạt đi sự khách quan, làm khó tư duy của bản thân.

“Mọi câu khái quát đều sai kể cả câu này”, Mark Twain nói. Sự khái quát hóa không phải là điều hiếm gặp trong tư duy phản biện. "Nghề báo" ở Việt Nam cũng là một thứ hay được khái quát hóa. Nhưng với ngành Y, sự khái quát đặc biệt nguy hiểm. Nó ảnh hưởng đến niềm tin vào thầy thuốc, và niềm tin này tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

Hôm nay, Ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi tất nhiên không thể nói rằng khái niệm lớn “ngành Y tế Việt Nam” không tồn tại. Nó tồn tại như một sứ mệnh cơ bản là chữa bệnh cứu người. Sứ mệnh này được thực hiện bởi hàng chục nghìn con người có suy nghĩ riêng. Những cá nhân tiêu cực cần được loại bỏ. Những chính sách sai lầm phải được sửa chữa. Chúng thậm chí có thể không phải thiểu số. Nhưng khi bạn quyết định rằng mình sẽ có thái độ gì đó với “ngành Y”, thì bạn đang mang thái độ về hàng chục nghìn người có cuộc đời độc lập. Bạn đứng trước nguy cơ mất niềm tin cả với những người xa lạ.

Người xa lạ mặc áo blouse trắng đó, một ngày không may mắn nào đó có thể gặp bạn. Và đó có thể là một người rất tử tế.

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.