Người Nhật Bản thờ ơ với du lịch nước ngoài hậu COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các số liệu thống kê cho thấy người dân ngày càng đi du lịch thường xuyên hơn, trong khoảng thời gian dài hơn hơn, với nhiều người lên những kế hoạch du lịch tốn kém trong năm nay. Tuy nhiên vẫn có bộ phận dân số không còn muốn tận hưởng những chuyến du lịch nữa, với nhóm đông nhất tập trung ở châu Á, đáng chú ý là ở Nhật Bản.
Người Nhật Bản thờ ơ với du lịch nước ngoài hậu COVID-19

Kết quả một cuộc khảo sát mang tên "Tình trạng Du lịch và Khách sạn" do công ty tư vấn toàn cầu Morning Consult thực hiện đối với 16.000 người trưởng thành ở 15 quốc gia cho thấy châu Á là nơi có đông nhất những người trả lời rằng sẽ “không bao giờ đi du lịch nữa". Nhật Bản ghi nhận mức cao nhất, với 35%, tiếp đó là Hàn Quốc 15%, Trung Quốc và Mỹ mỗi nước là 14%, Mexico 11%.

Theo nhà phân tích về du lịch và khách sạn của công ty Morning Consult, bà Lindsey Roeschke, cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 4 và tháng 7 với câu hỏi về “bất kỳ chuyến du lịch giải trí nào” và không phân biệt giữa các kế hoạch du lịch trong hay ngoài nước. Trong cả hai cuộc khảo sát, số lượng người ‘không bao giờ đi du lịch" ở Nhật Bản đều không thay đổi. Thậm chí thống kê về số người có ý định đi du lịch ở Nhật Bản cũng kém xa các nước trên thế giới với 45%, thấp hơn cả 2 nước láng giềng là Trung Quốc (65%) và Hàn Quốc (66%).

Nhiều quốc gia chứng kiến hoạt động du lịch bùng nổ do nhu cầu du lịch của người dân bị dồn nén do tác động của các biện pháp phòng chống dịch và lượng đặt chỗ du lịch nước ngoài tăng mạnh sau khi các nước mở cửa lại biên giới. Tuy nhiên, người Nhật Bản lại tỏ ra "thờ ơ" đối với việc nước này mở cửa trở lại.

Theo nhà sáng lập công ty du lịch Japan Localized, Dai Miyamoto, nhiều người Nhật Bản không muốn đi du lịch nước ngoài và đang chọn đi du lịch trong nước. Trong khi đó, Giám đốc điều hành hãng du lịch Tabimori Inc, Tetsuya Hanada nêu rõ: "Có thể nói rằng đại dịch COVID-19 đã làm giảm số lượng người Nhật quyết định đi du lịch nước ngoài, song tôi nghĩ đồng yen yếu hơn cũng có tác động lớn hơn".

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khoảng 386.000 người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài trong tháng 8 - giảm mạnh so với ước tính 2,1 triệu người hồi tháng 8/2019.

Giáo sư Hideki Furuya làm việc tại Đại học Toyo của Nhật Bản chuyên nghiên cứu về hành vi của du khách cho biết văn hóa của người Nhật Bản là không muốn gặp rủi ro và áp lực này sẽ khiến họ chọn đi du lịch nội địa nếu nhận thấy nguy cơ lây nhiễm cao ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đối với nhiều người dân Nhật Bản, không có nơi nào tốt đẹp như ở nhà mình. Theo hãng Nikkei Asia, vào năm 2019, chỉ có 23% công dân Nhật Bản là có hộ chiếu, mức thấp nhất trong số các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, số lượng công dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài phần lớn đã chững lại kể từ giữa những năm 1990 (sau khi tăng mạnh vào những năm 1970 và 1980), xấp xỉ khoảng 18 triệu người vào năm 2000 và 2017 mặc dù đây là một trong những khoảng thời gian ghi nhận du lịch quốc tế tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc trên toàn thế giới.

Giáo sư Furuya cho rằng rào cản về ngôn ngữ và việc thiếu các kỳ nghỉ liên tục là một số lý do khiến người Nhật ưa chuộng đi du lịch trong nước hơn. Ngoài ra, Nhật Bản có thiên nhiên, nền lịch sử và văn hóa đa dạng, phong phú, đầy hấp dẫn cũng là động lực khiến người dân thích đi du lịch nội địa. Tuy nhiên, giáo sư Furuya bày tỏ hy vọng rằng nhu cầu về du lịch quốc tế của người dân Nhật Bản sẽ sớm tăng trở lại như mức trước đại dịch COVID-19.

Từ mai, nắng nóng kết thúc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Từ mai, nắng nóng kết thúc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 24 đến 25/3, Bắc Bộ chuyển mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 25/3, nắng nóng kết thúc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ở Trung Trung Bộ nắng nóng giảm dần.
Phi hành gia Sultan Alneyadi trong một buổi phỏng vấn với Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 7/3. Ảnh: CNN
Phi hành gia Hồi giáo thực hành lễ Ramadan ngoài vũ trụ
(Ngày Nay) - Lễ Ramadan, thường diễn ra tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo, vốn được biết đến là thời gian ăn chay, hoài niệm và suy tư của những người theo đạo Hồi. Với các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), họ vẫn có thể thực hành tín ngưỡng của mình theo một cách riêng.
Tội phạm buôn người lợi dụng 'lỗ hổng' của TikTok
Tội phạm buôn người lợi dụng 'lỗ hổng' của TikTok
(Ngày Nay) - Lợi dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, nhiều tội phạm thành thạo công nghệ đang tìm cách mời chào đưa người di cư vượt biên trái phép để tìm đến "miền đất hứa". Điều này đang ngày càng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng Mỹ và Mexico trong cuộc chiến chống nạn di cư bất hợp pháp trong khu vực.
Bốn dấu hiệu tiết lộ trẻ hút thuốc lá điện tử
Bốn dấu hiệu tiết lộ trẻ hút thuốc lá điện tử
(Ngày Nay) - Mặc dù thuốc lá điện tử được coi như một công cụ hữu ích giúp nhiều người từ bỏ thói quen hút thuốc lá truyền thống, nhưng ngày càng có nhiều trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử mà không có sự kiểm soát từ người lớn.