Người Trung Quốc bàng hoàng sau trận lũ lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối với người dân ở các vùng nông thôn miền Bắc Trung Quốc, sức tàn phá của trận lụt lịch sử vừa qua không dễ để giải thích bằng lời.
Người Trung Quốc bàng hoàng sau trận lũ lịch sử

Wang Jianhu là giáo viên dạy lái xe ở Bắc Kinh suốt 10 năm qua. Đều đặn lúc 6 giờ sáng, Wang ra khỏi nhà và bắt đầu hành trình kéo dài nửa tiếng từ nhà ở huyện Môn Đầu Câu tới quận Hải Điến, nơi phồn hoa nhất Bắc Kinh, trước khi trở về nhà vào khoảng 10 giờ tối.

Theo vợ của Wang, chồng mình là một giáo viên có tiếng nên thường xuyên kín lịch dạy.

Trong tuần qua, ngôi nhà của vợ chồng Wang đã thu hút sự chú ý của cả nước và thậm chí cả quốc tế. Những hình ảnh cho thấy nước lũ gần như nhấn chìm hoàn toàn cổng làng cao hai tầng tại Môn Đầu Câu đã lan truyền nhanh chóng, chứng minh độ tàn khốc của trận lũ lụt vừa qua.

Wang chỉ nghỉ một ngày mỗi năm, đó là ngày mùng 1 Tết. Lần duy nhất Wang nghỉ dài ngày đó là khi bố vợ ông qua đời. Theo chị gái của Wang, đó là thời gian nghỉ ngơi lâu nhất mà ông đã trải qua trong 10 năm.

Người Trung Quốc bàng hoàng sau trận lũ lịch sử ảnh 1

Kết hôn hơn 20 năm, vợ chồng Wang có một cô con gái tên Wang Jingyi, 22 tuổi. Con gái nhà họ Wang đang theo học ngành báo chí thể thao tại Đại học Thể thao Bắc Kinh, một trong những trường đại học thể thao hàng đầu của đất nước, sau khi giành được một số học bổng.

Sau khi tốt nghiệp vào năm tới, con gái Wang dự định sẽ thi công chức sau khi nhiều công ty nhà nước đánh tiếng tuyển dụng cô bé.

“Con bé hiểu cha mẹ nó không có đủ tiền và đã làm nhiều công việc bán thời gian để tự trang trải cuộc sống. Nó hầu như không xin tiền chúng tôi kể từ khi vào đại học", vợ của Wang nói.

Vào sáng ngày 31/7, cả hai cha con dự định sẽ cùng đi Bắc Kinh. Tuy nhiên, mưa lớn khiến lịch dạy học của Wang ngày hôm đó bị hủy bỏ. Con gái của ông cũng quyết định ở lại nhà.

Vào thời điểm đó, họ không biết trận mưa như trút nước ngày đầu tuần này lại là trận mưa lớn nhất mà Bắc Kinh từng ghi nhận trong hơn một thế kỷ qua. Khi lũ đến, cả nhà Wang nhanh chóng gia cố tường bao.

Điều cuối cùng mà vợ Wang nhớ là nhìn thấy chồng mình xếp gạch trước cổng để ngăn nước chảy xiết tràn vào. Còn về con gái, điều cuối cùng bà nhớ là khi cô chạy ra đóng cổng sau.

“Ban đầu, tôi thấy một dòng nước nhẹ nhàng chảy về phía chúng tôi. Đột nhiên có một con sóng khổng lồ, cao tới 5 mét phát ra tiếng động ầm ĩ như một con quái vật", bà Zhang - vợ của Wang, hồi tưởng.

Trong tích tắc, dòng nước cuốn cả chồng và con gái Zhang. Người vợ may mắn sống sót do ở trong nhà.

Trong tuần qua, Zhang cùng người làng đã cố gắng tìm kiếm chồng con. Họ cố gắng phân tích dòng chảy của trận lũ quét ngày hôm đó, nhưng vô ích.

Zhang đã nhiều lần yêu cầu cảnh sát địa phương cung cấp thông tin nhưng nhận về chỉ là nỗi tuyệt vọng. Cho đến nay, các quan chức đã xác nhận 4 người chết và 13 người mất tích ở Môn Đầu Câu, với danh tính vẫn đang được xác minh. Zhang không chắc liệu chồng và con gái của bà có được đưa vào danh sách trên hay không. Họ hàng thay phiên ở cạnh Zhang vì lo bà làm điều dại dột.

Người Trung Quốc bàng hoàng sau trận lũ lịch sử ảnh 2

Lũ quét xuất hiện tại miền Bắc Trung Quốc sau nắng nóng đỉnh điểm.

Trong tuần qua, lũ lụt đã quét qua miền Bắc Trung Quốc, tàn phá các tỉnh Hà Bắc, Hắc Long Giang và Cát Lâm, khiến hàng chục người thiệt mạng. Một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những ngôi làng miền núi xa xôi như ở Môn Đầu Câu.

Theo Huang Zengcai, kỹ sư trưởng của Tổng Công ty xây dựng miền Bắc Trung Quốc, địa hình đặc biệt của những ngôi làng tại Môn Đầu Câu vốn nằm dọc theo sông Vĩnh Định, con sông lớn nhất chảy qua Bắc Kinh, chính là nguyên nhân khiến lũ lụt trở nên nghiêm trọng.

Trước đó, Môn Đầu Câu hầu như không có mưa, chỉ khoảng 600 mm mỗi năm, tương đương 1/3 lượng mưa hàng năm ở thành phố Quảng Châu. Trên thực tế, sông Vĩnh Định đã khô cạn đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Các quan chức địa phương cho biết, từ ngày 29/7 đến ngày 1/8, lượng mưa trung bình trên toàn huyện Môn Đầu Câu là 471,11 mm.

“Ngôi làng nằm trên vùng đất cao và hệ thống thoát nước bị tắc", kỹ sư Huang nói về trận lũ xảy ra tại làng của vợ chồng ông Wang, giải thích rằng khu vực này không được xây dựng để chịu được lượng mưa lớn như vậy.

Dọc hai bên bờ sông, những con đường và lối đi đã bị khoét rỗng. Những gì còn lại là các lớp nhựa đường trên bề mặt, do cát và sỏi bên dưới đã bị cuốn trôi. Đường xá bị cuốn trôi khiến việc cứu hộ và cứu trợ trở nên khó khăn hơn.

Cuộc sống tiêu điều

Lúc 5:30 chiều ngày 29/7, hai ngày trước khi lũ lụt bắt đầu, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra mức cảnh báo cao nhất cho một số khu vực, bao gồm cả Môn Đầu Câu. Năm ngoái, thành phố Bắc Kinh đã kêu gọi chính quyền đưa ra các cảnh báo thiên tai trước ít nhất 3 giờ.

Các quan chức địa phương đã gửi cảnh báo trong các nhóm WeChat của cư dân cùng ngày, khuyên họ nên sơ tán. Bà Zhang, có chồng và con gái bị cuốn trôi, là thành viên của một trong những nhóm chat này. Mặc dù đã xem tin nhắn, nhưng bà không sơ tán vì không nghĩ mưa lũ sẽ nghiêm trọng như vậy.

Khi nước lũ bắt đầu làm ngập các ngôi làng vào khoảng 11 giờ sáng ngày 31/7, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra một cảnh báo mưa bão màu đỏ khác cho khu vực, kêu gọi người dân tránh xa các con sông. Vào lúc 11 giờ sáng, Cơ quan cấp nước Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo lũ lụt màu đỏ cho quận Phòng Sơn lân cận Môn Đầu Câu. Các quan chức cho biết khoảng 5.000 cư dân đã được sơ tán khỏi huyện này vào lúc 2 giờ chiều ngày 31/7.

Các quan chức địa phương tại một số ngôi làng ở Môn Đầu Câu đã gõ cửa dân làng để thúc giục họ sơ tán trước khi lũ lụt xảy ra. Một số cư dân đã hỏi tại sao chính quyền không chuẩn bị chống lũ sớm hơn.

Wang Li, một thương gia 35 tuổi chuyên bán áo và giày thể thao, nhận được tin làng mình chìm trong nước lũ khi đang ở trung tâm Bắc Kinh. Bất chấp những lời cảnh báo, Wang Li ngay lập tức trở về nhà. Lũ lụt khiến anh không thể gọi về cho gia đình.

Khi Wang đến gần cổng làng, chiếc xe của anh đã ngập một nửa trong nước lũ. Nhìn thấy một chiếc ô tô gần đó với hai hành khách bị mắc kẹt bên một con đường núi, Wang đã bỏ xe lại. “Tôi không có suy nghĩ nào lúc đó, tôi chỉ chạy theo bản năng", Wang kể lại.

Sau khi chạy tới cây cầu ngay bên cạnh nhà mình, nhưng Wang không dám đi qua vì nước xiết. Thay vào đó, anh băng qua cây cầu bằng cách đi bộ dọc theo tay vịn trên cao.

Không giống như Wang, Li Hui, 25 tuổi, tuyệt vọng muốn thoát ra khỏi Môn Đầu Câu khi lũ lụt ập đến, nhưng đã quá muộn. Nhà mất điện, Li quyết định ăn hết thịt và rau trong tủ lạnh trước khi bị thiu. Trong hai ngày tiếp theo, Li không ăn gì ngoài lẩu, chia sẻ bữa ăn với hai con mèo của mình và 7 người dân làng khác đang trú ẩn trong nhà anh.

Người bạn thời thơ ấu của anh, Li Xingyue, không may mắn như vậy. Không chỉ nhà của bị phá hủy, mà anh chỉ được ăn bánh bao và cháo kê suốt 2 ngày.

Li Xingyue nói: “Chúng là những chiếc bánh bao kinh khủng nhất mà tôi từng ăn trong đời. Không có cái nào được nấu chín hoàn toàn".

Người Trung Quốc bàng hoàng sau trận lũ lịch sử ảnh 3

Li Hui cùng những người trẻ trong làng đang giúp đỡ những người cao tuổi sau lũ quét.

Dân làng cuối cùng đã được giải cứu bởi quân đội vào ngày 2/8 khi lũ rút. Khi Li Xingyue bước ra khỏi nơi trú ẩn tạm thời của mình lần đầu tiên sau hai ngày, anh ta ngay lập tức nhìn thấy hai xác chết trong bếp của ngôi nhà bên cạnh.

Những người lính đã đưa dân làng đến nơi trú ẩn tạm thời trong một trường học địa phương. Bởi dân làng phần lớn đều lớn tuổi, cặp bạn thân Li Xingyue và Li Hui đã giúp họ tái thiết lại cuộc sống. Họ thức khuya kêu gọi các tổ chức từ thiện nhân đạo để xin quyên góp trái cây và thực phẩm cho các cụ già trong làng.

Đối với Wang, một người đàn ông 60 tuổi, vài ngày qua thật tĩnh lặng. Ông là cư dân duy nhất hiện đang ở trong tòa nhà chung cư của mình, trong khi những người hàng xóm khác chưa trở về.

Khi lũ rút, ông Wang bắt đầu ngồi bên ngoài tòa nhà, nhìn từng cánh chim bồ câu bay ngang qua. “Tôi chỉ ghen tị với những sinh vật biết bay này. Chúng thật tự do", ông Wang nói.

Trước thảm họa, ngôi làng của ông đang được phát triển thành một công viên sinh thái. Ở trung tâm làng trước đây có một con mương rộng ngăn cách làng thành hai khu vực. Con mương thậm chí còn trở thành sân chơi cho trẻ em bởi phần lớn thời gian trong năm nó khô cong.

Các trưởng thôn đã trồng cây xanh và làm lối đi dọc hai bên sân chơi. Bây giờ, sân chơi ngày nào chỉ còn là những viên gạch vỡ và những gốc cây trơ rễ.

Trong vài ngày qua, việc cung cấp nước và thông tin liên lạc đã dần trở lại bình thường. Khi ngày càng có nhiều người dân rời khỏi nhà của họ để chứng kiến tàn tích trận lũ, sân chơi dành cho trẻ em trước đây đã trở thành một nơi tụ tập.

Tận dụng những cột điện bị sập, dân làng đang treo ga trải giường và quần áo ướt sũng của họ lên đường dây điện không sử dụng được. Một số đang hứng nước ngọt từ trên núi chảy xuống. Chủ đề thảo luận duy nhất: trận lũ lụt ngày 31/7 lớn đến mức nào.

Theo Sixth Tone
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.