Nguy hiểm và đổ máu
Theo dữ liệu được thu thập bởi Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, trong thập kỷ qua, trên thế giới có ít nhất 554 nhà báo đã bị giết hại. Hàng trăm nhà báo khác đã bị giết trong các trường hợp không thể xác định được động cơ. Đội ngũ phóng viên hy sinh phần nhiều bởi bom đạn của các băng đảng, bị bắt trong những trận chiến ngay trên sóng truyền hình trực tiếp.
Thống kê đến năm 2019, ít nhất 25 nhà báo đã bị giết ở 13 quốc gia. 10 trong số đó không phải hy sinh do làm nhiệm vụ hay ở trong trường hợp nguy hiểm nhưng bản thân lại là mục tiêu bị nhắm đến. Và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng cho hay, một nửa vụ giết người đã diễn ra ở Mexico.
Courtney Radsch – Giám đốc Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói rằng, thật đáng lo ngại khi rất nhiều vụ giết người được ghi nhận ở Mexico - nơi không có nội chiến nhưng lại trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo. Họ phải liều lĩnh chiến đấu giữa các băng đảng ma túy hùng mạnh cùng sự trừng phạt diễn ra khắp cả nước.
Qua số liệu thống kê, nhiều nhà báo bị giết trong thập kỷ qua là các nhà báo địa phương. Họ đã đưa tin về xung đột, tham nhũng hoặc bạo lực băng đảng trong cộng đồng ở chính đất nước mà họ sinh sống, sau bài báo, họ bị trừng phạt.
Vào năm 2017, Daphne Caruana Galizia - một nhà báo điều tra người Malta, đã thiệt mạng bởi một quả bom được ai đó gắn vào xe và phát nổ gần nhà. Hai năm sau, Jorgen Fenech - một doanh nhân cao cấp, bị buộc tội đồng lõa trong vụ giết người năm đó. Các cuộc biểu tình nổ ra trên nhiều tuyến phố, công chúng phẫn nộ về hành trình điều tra chậm chạp và cáo buộc một số quan chức của Malta có liên quan đến các chết của Galizia. Vụ việc gây áp lực khiến Thủ tướng Joseph Muscat phải tuyên bố từ chức, Chánh văn phòng của Hiệp hội Quảng cáo cũng đã từ chức và bị cảnh sát tạm giữ trong thời gian ngắn vì liên quan đến vụ án.
"Điều không thể chấp nhận được là một nhà báo đã bị sát hại một cách lộ liễu trên một đất nước là thành viên của E.U và có ý định tiến đến nền dân chủ" - Radsch nói.
Jamal Khashoggi là biên tập viên của nhật báo Arab Saudi Al-Watan và làm việc cho một kênh tin tức của nước này. Năm 2018, ông cộng tác với báo Washington Post, Mỹ, đồng thời đóng góp các bài viết thời sự nóng hổi về Arab Saudi và Trung Đông cho BBC và đã bị giết trong Lãnh sự quán Saudi ở Istanbul.
Sau nhiều lần phủ nhận các cáo buộc thủ tiêu và bắt cóc, chính quyền Arab Saudi cuối cùng thừa nhận Khashoggi đã bị giết bên trong lãnh sự quán ở Istanbul vì "một vụ ẩu đả", tuy nhiên không đề cập đến việc thi thể nhà báo hiện ở đâu. Đến nay, thi thể của Khashoggi chưa được tìm thấy.
Cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi đã khiến nền báo chí thế giới chú ý. Đây một thảm kịch hội tụ đầy đủ những màu sắc trinh thám gián điệp, đối đầu tôn giáo, sự giằng xé về lợi ích trong các mối quan hệ quốc tế đan xen...
Những lãnh địa nguy hiểm với nhà báo
Dự vào các thống kê toàn cầu, quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo là Syria, nơi có người thiệt mạng nhiều nhất. Ba trong số đó đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các mục tiêu của người Kurd.
Quốc gia nguy hiểm thứ hai là Mexico, nơi có ít nhất 5 nhà báo gạo cội bị giết để trả thù. Các cuộc điều tra giết người ở quốc gia đó là thiếu sót sâu sắc, theo CPJ, và các tờ báo hạn chế báo cáo tích cực vì sự an toàn của nhân viên của họ. Tất nhiên, một chính phủ không cần phải dùng đến tội giết người để bịt miệng một nhà báo.
Trong một báo cáo khác, CPJ cho biết số lượng nhà báo bị cầm tù vẫn còn khoảng 250 trong suốt 4 năm qua. Hầu hết các nhà báo đều phải đối mặt với các cáo buộc chống nhà nước. Số lượng nhà báo bị cáo buộc ngày càng tăng với lý do tin tức giả mạo.
Các quốc gia giam cầm nhiều nhà báo nhất năm 2019, theo thứ tự xếp hạng là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Ai Cập.
Tại Trung Quốc, ít nhất 48 nhà báo đã bị cầm tù khi Chủ tịch Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát trên các phương tiện truyền thông.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, 47 nhà báo đã bị cầm tù. Con số đã giảm xuống từ 68 trong năm 2018, phản ánh việc đóng cửa hơn 100 cửa hàng tin tức của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Tại Ả Rập Saudi, 26 nhà báo đã bị cầm tù. Theo một thôn tin, đã có báo cáo về việc đốt, đánh đập và bỏ đói các tù nhân chính trị, bao gồm 4 nhà báo đang bị cầm tù.
Ở Ai Cập, 26 nhà báo đã bị nhốt, nhưng một số đã được thả ra. Các vụ bắt giữ được đưa ra ngay trước khi các cuộc biểu tình yêu cầu từ chức của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi. Một số nhà báo được thả vẫn được lệnh kiểm tra tại một đồn cảnh sát mỗi tối.
Theo báo cáo Global Impunity Index công bố vào tháng 10/2019, ít nhất 318 nhà báo đã bị sát hại vì công việc của họ từ ngày 1 tháng 9 năm 2009 đến ngày 31 tháng 8 năm 2019. Trong đó 86% trường hợp thủ phạm vẫn chưa bị truy tố một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Ngay cả khi số nhà báo bị giết năm 2019 ít hơn so với những năm trước, các cuộc tấn công vào tự do báo chí vẫn diễn ra lan tràn trên khắp toàn cầu. Chính phủ một số nước đã đàn áp báo chí tự do, buộc tội các nhà báo xuất bản tin tức giả, đột kích các tổ chức truyền thông để xâm phạm thô bạo vào tự do báo chí...
Những con số trên mới chỉ là những hình dung rất nhỏ về những rủi ro mà các nhà báo, nhà làm phim… trên khắp các quốc gia đã và đang phải đối mặt, những người dám phơi bày nhiều sự thật đang bị che giấu. Không thể phủ nhận, nghề báo đang trở thành một nghề hấp dẫn nhưng cũng là một nghề đầy nguy hiểm. Nhà báo thường phải là những chiến sỹ dũng cảm, năng động trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên làm báo được xếp vào loại nghề nguy hiểm. Đối với những người hoạt động trong nghề, họ nhận thấy rõ tính khắc nghiệt của nghề báo. Bám cơ sở, hiện trường, miệt mài tìm kiếm thông tin, chấp nhận tác nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để có được những bài báo chân thực, khách quan… Nếu không xác định trước quan điểm, nhiều người sẽ bỏ cuộc và sợ nghề báo.