Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ở điểm dừng chân thứ hai, tôi quyết định ở lại vài ngày để có thời gian tìm hiểu về trang phục cổ của phụ nữ Thái đen Yên Châu (Sơn La).
Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ

Rời Mộc Châu, tôi đã có mặt ở Yên Châu vào cuối buổi chiều. Thị trấn Yên Châu sầm uất hơn tôi hình dung. Phố xá nhộn nhịp, đông vui bởi hình ảnh của nhiều người phụ nữ Thái đang tham gia chợ chiều.

Thị trấn Yên Châu có tên gọi là Mường Vạt theo tiếng Thái, trước còn được gọi là Châu Yên Châu. Thị trấn nằm trên đường quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La hơn 60 km nên có thể coi đây là điểm dừng chân khá hợp lý giữa Mộc Châu và Sơn La để các tay lái có thể có thêm thời gian nghỉ ngơi và khám phá.

Chính vì thế, ở điểm dừng chân thứ hai, tôi quyết định ở lại vài ngày để có thời gian tìm hiểu về trang phục cổ của phụ nữ Thái đen Yên Châu. Với mong muốn này, tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thành viên Câu lạc bộ Yêu văn hoá Thái cổ Mường Vạt để có cơ hội hiểu rõ hơn về nét văn hoá độc đáo đang dần bị cách tân.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 1

Với chuyến đi đến vùng đất Yên Châu này, tôi đã không bỏ lỡ cơ hội để trở thành một cô gái Thái điệu đà.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 2

Trong bộ trang phục cổ của người Thái đen, tôi thấy mình như e ấp hơn bên hiên nhà sàn một sớm mùa xuân.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 3
Nét đặc sắc của người con gái Thái Mường Vạt phải nói đến chiếc váy kẻ còn gọi là “Sỉn ta lai” hoặc “Sỉn sóng máy” làm hoàn toàn bằng sợi vải bông nhuộm chàm.
Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 4

Trang phuc Thái đen có cách mặc cho từng lứa tuổi khác nhau: Tuổi trẻ và trung niên mặc gấp một bên từ phải sang trái. Còn các cụ bà mặc gấp hai bên vào giữa gọi là “sỉn húa phău” cùng với chiếc thắt lưng gọi là “Sai eo” làm hoàn toàn bằng tơ tằm; được nhuộm màu từ các loại lá quả ở núi rừng.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 5

Màu đỏ dành cho các cụ bà.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 6
Màu tím cho trung niên.
Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 7
Màu xanh cho lớp trẻ.
Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 8
Bộ dây xà tích bạc đeo kèm “Sai eo” từ phải sang trái.
Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 9

Và bộ đôi không thể tách rời đó là chiếc áo cóm đen gọi là “sửa he” với cổ áo cao tròn ôm khít cổ, thân áo may sát người, càng nổi bật hơn là hai hàng khuy bướm kết hợp với khăn piêu đủ sắc màu rực rỡ.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 10

Ngoài ra đôi bắp chân của người phụ nữ Thái Mường Vạt còn được quấn xà cạp gọi là “phăn khèng” để bảo vệ đôi bắp chân khi lao động sản xuất và giữ ấm áp cho mùa đông.

Chiếc áo choàng hay còn gọi là “Sửa hi” được kết thành từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái. Ngày xưa “Sửa hi” được sử dụng như một chiếc áo choàng rực rỡ sắc màu, những sắc màu hoa văn tinh tế được kết tinh khéo léo của người phụ nữ Thái. “Sửa hi” cũng để choàng quấn lấy thân người phụ nữ làm ấm áp khi mùa đông giá lạnh.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Đi tìm nét 'bí ẩn' trong trang phục phụ nữ Thái đen cổ ảnh 11

Chuyến du xuân đầu năm đến với vùng đất Mường Vạt đã cho tôi có cơ hội được tiếp cận với nét văn hoá đẹp của đồng bào Thái tại đây. Và cũng chính nhờ mong muốn được tìm hiểu văn hoá của họ mà tôi đã có cơ hội gặp gỡ những con người mới, gần gũi, thân thương. Khi chia tay, chắc chắn tôi sẽ nhớ mãi những lời hát, điều xoè và tiếng gọi tôi trìu mến những ngày qua.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).