Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Giờ này năm ngoái bố lì xì cho mình, rồi bố còn lấy 2 đôi giầy da của mình ra đánh xi cho mới. Bố luôn chiều con gái như thế, khiến giao thừa năm nay thấy cảm xúc dâng trào. Ngồi trước mặt bố mẹ chồng, muốn khóc lắm mà không dám khóc. Mình nhắn tin chúc Tết bố mẹ, bởi nếu gọi điện sợ mình sẽ khóc mất.
Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

... Một đêm ngủ lại nhà bố mẹ đẻ, ngủ ngon quá. Sáng dậy ăn sáng, bố mẹ cho bao nhiêu đồ mang về vì biết bố mẹ chồng chẳng có tiền nên tiết kiệm không mua nhiều đồ. Về đến nhà chồng, thấy bà hàng xóm đang ở đó. Bố mẹ chồng thì đang chửi bới, chửi thề các kiểu. Tưởng gì, hóa ra là mất con gà trống vợ chồng mình mua về hôm trước. Lúc mang gà về mình đã dặn nhốt vào chỗ nào cho cẩn thận kẻo nó bay, thế mà cả ông lẫn bà cứ bảo không bay được đâu. Đến lúc con gà bay đi mất, ông trách bà, bà trách ông, cứ nói đi nói lại mãi cái chuyện đó. Chưa kể, mẹ chồng còn trách hàng xóm nhìn thấy gà mà không bảo, mình nghĩ, người ta làm sao biết gà của nhà ai mà nói chứ.

Có mỗi con gà mà bố mẹ kêu than nhiều quá khiến mình chỉ muốn giả vờ điếc cho xong. Chẳng nhẽ bảo chồng đưa tiền bố mẹ đi mua con khác, để khỏi phải than tiếc tiền như thế. Hay mượn chuyện con gà để trách vợ chồng mình không ở nhà mà lại ngủ ở nhà ngoại, cũng chẳng biết nữa. Thấy chú em hàng xóm bảo, hỏi vợ chồng mình đâu thì bố chồng bảo “Nó giờ có cần gì đâu, thích thì nó đi”. Đấy, nghe mà ức chế, đáng ghét quá đi. Suốt ngày nói chuyện nhà có mỗi thằng con trai, mong ngày Tết mà nó cứ đi. Thế nhà mình hai con gái, Tết đến chỉ có bố mẹ đón Tết, thì còn buồn hơn nhiều. Sao không biết nghĩ thoáng ra chút, hiểu cho tâm lý của con dâu mới chứ. Đúng là tư tưởng muôn đời vẫn thế, không thoát nổi cái lũy tre làng.
Mình thấy mẹ chồng bảo mất ngủ nên dậy sớm gói bánh xong rồi. Thế là tốt rồi, khỏi cần gói bánh. Việc dọn dẹp ngày 30 Tết, cứ bảo gì mình làm việc đó. Chẳng để mình được yên thân lúc nào, nhìn thấy mặt là chỉ việc luôn. Chưa cái Tết nào lại thấy chán như thế, lau dọn nhà, lôi hết bát ra rửa. Gì mà tiết kiệm thế không biết, bát đũa chẳng đồ gì ra hồn. Thế mà mình có nói gì thì lại gợi ý khéo là bố mẹ chẳng có tiền, muốn vợ chồng mình mua đây mà.

Chiều 30 Tết, hai vợ chồng tranh thủ đi sắm đồ. Sắm từ bát, đũa, đĩa, rổ, lọ hoa, ấm chén. Biết ngay chỉ trông chờ vợ chồng mình mua chứ đời nào chịu bỏ tiền. Khổ thân chồng mình, tiền đã chẳng có nhiều mà cứ phải sắm đủ thứ, trong khi mình thì nghĩ thương bản thân. Trong khi người ta lấy chồng, nhà chồng giàu có, bố mẹ chồng sắm đủ đồ rồi, Tết chẳng phải sắm gì. Thậm chí, có khi bố mẹ chồng còn mua sắm đồ cho con dâu cơ. Mình thì số khổ, sướng được gần 20 năm, giờ phải chịu cảnh nhà chồng nghèo khó này. Đúng là cái số khổ!

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao - anh 1
Về nhà, cùng mẹ chồng sắp sửa mâm cơm tất niên. Mẹ chồng sai mình làm đủ việc lớn bé trong khi biết rõ mình không làm được. Ở nhà với mẹ đẻ sướng là thế, chiều 30 Tết bà giúp việc đã về, mẹ nấu nướng, mình chỉ sắp mâm bát thôi. Đi lấy chồng, đời nào được nhàn rỗi như thế, chẳng phải lao vào mà làm. Chẳng hiểu mẹ chồng khỏe thế không biết, làm cả ngày bao nhiêu việc, trưa không ngủ mà vẫn làm được đến tối muộn. Mình quen ngồi một chỗ làm việc, giờ cứ phải chạy đi chạy lại chóng hết cả mặt, đã thế trưa không được ngủ càng khiến mình thêm mệt mỏi.
Sau bữa cơm tất niên, rửa bát xong mình tranh thủ tắm, gội đầu, giặt. Mệt lắm mà chẳng dám ngủ chỉ vì bố mẹ chồng chưa đi ngủ. Đúng thời khắc giao thừa, Chủ tịch nước đọc thư chúc Tết, rồi pháo hoa rực rỡ trên màn hình ti vi, bỗng thấy nhớ bố mẹ quá. Giờ này năm ngoái bố lì xì cho mình, rồi bố còn lấy 2 đôi giầy da của mình ra đánh xi cho mới. Bố luôn chiều con gái như thế, khiến giao thừa năm nay thấy cảm xúc dâng trào. Ngồi trước mặt bố mẹ chồng, muốn khóc lắm mà không dám khóc. Mình nhắn tin chúc Tết bố mẹ, bởi nếu gọi điện sợ mình sẽ khóc mất.
Đêm giao thừa, lì xì bố mẹ chồng xong, những mong được đi ngủ. Ai ngờ, bố mẹ thức đến hơn 1 rưỡi mà không ngủ. Chồng thấy mình ngáp ngủ, đành bảo đi chúc Tết, dặn mình ngủ sớm đi. Thế là mình đi ngủ, nằm xuống giường ngủ một giấc say. Nửa đêm chồng mới về, mình mở mắt nhìn rồi ngủ tiếp.
Còn nữa

Xem thêm:

Nhật ký dâu mới ngày Tết: Đau đầu chuyện lì xì

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.