Nhựa đang dần 'xâm chiếm' hành tinh chúng ta

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Những mẩu nhựa siêu nhỏ đã tiến vào những vùng biển sâu, thậm chí “leo” lên cả những đỉnh núi cao, thậm chí cả trên đỉnh Everest.
Nhựa đang dần 'xâm chiếm' hành tinh chúng ta

“Như chúng ta đã biết, nhựa có trong lòng đại dương và giờ đây nó còn ở trong cả tuyết của ngọn núi cao nhất Trái đất. Nhựa có mặt khắp nơi trong môi trường của chúng ta”, Imogen Napper, nhà khoa học hàng hải tại Đại học Plymouth ở Anh và là Nhà thám hiểm Địa lý Quốc gia, nói.

Nhựa ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trên toàn cầu, việc sử dụng nhựa đã tăng từ khoảng 5 triệu tấn trong những năm 1950 lên hơn 330 triệu tấn vào năm 2020. Khi chúng được sử dụng và bỏ đi, các sản phẩm nhựa này rơi ra các hạt nhỏ. Các mảnh vụn của túi, chai và các loại nhựa tiêu dùng khác, với kích thước nhỏ hơn 5 mm, có thể gây hại cho động vật vaflaf rối loạn hệ sinh thái.

Và giờ đây, nhựa được tìm thấy ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi khắc nghiệt nhất.

Tất cả 11 mẫu tuyết mà nhóm của Napper phân tích từ đỉnh Everest đều chứa các hạt vi nhựa. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo vấn đề này trên One Earth. “Tôi đã rất sửng sốt khi xem kết quả”, Napper nói.

Nhựa đang dần 'xâm chiếm' hành tinh chúng ta ảnh 1

Mật độ vi nhựa cao nhất lên đến 119.000 mảnh trên một mét khối là trong tuyết từ Điểm cắm trại Everest, nơi những người leo núi tụ tập. Các mảnh nhựa cũng xuất hiện ở điểm cao hơn mực nước biển 8.440m, rất gần với độ cao 8.850m của đỉnh núi. Các nhà khoa học cũng tìm thấy nhựa ở 3 trong số 8 mẫu nước suối từ Everest. Phát hiện này có lẽ cũng không bất ngờ lắm. Hàng trăm người cố gắng lên đỉnh núi mỗi năm, bỏ lại hàng đống rác. Phần lớn vi nhựa được tìm thấy là sợi polyester, có thể có nguồn gốc từ thiết bị và quần áo của người leo núi.

Vi nhựa còn tồn tại rất nhiều trong lòng đại dương. Ô nhiễm nhựa trên biển còn sâu hơn nhiều so với mảng rác nổi ở Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đã tìm được các sợi nhựa và mảnh vỡ từ ruột của sinh vật sống trong các rãnh đại dương xung quanh Vành đai Thái Bình Dương. Trong số 90 loài giáp xác được phân tích trong một nghiên cứu năm 2019, 65 loài ở độ sâu nhất là từ 10.890m xuống rãnh Mariana chứa vi nhựa. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu lấy mẫu nước ở Vịnh Monterey cho thấy rằng các mảnh vụn nhựa đang tích tụ bên dưới bề mặt và phổ biến nhất ở độ sâu 200 đến 600m.

Vi nhựa còn có trong cả những cơn gió. Được vận chuyển trong không khí, vi nhựa có thể tìm đường đến các khu vực xa xôi như trạm khí tượng trên dãy núi Pyrenees. Ước tính có khoảng 365 hạt vi nhựa trên một mét vuông mỗi ngày rơi xuống địa điểm đó trong suốt thời gian nghiên cứu, tương đương với lượng hạt rơi từ trên trời xuống ở một số thành phố. Các mô phỏng về hướng gió và tốc độ cho thấy các mảnh nhựa đã di chuyển ít nhất 95km trước khi hạ cánh xuống địa điểm này.

Nhựa đang dần 'xâm chiếm' hành tinh chúng ta ảnh 2

Băng ở Bắc Cực cũng có nhựa.

Kết quả của một nghiên cứu năm 2018 đã cho biết hàng triệu đến hàng chục triệu mảnh vi nhựa trên mỗi mét khối từ lõi băng ở Bắc Cực tan chảy. Nhóm nghiên cứu đã xác định được 17 loại nhựa, bao gồm một số loại được sử dụng trong vật liệu đóng gói và một số loại khác được sử dụng trong sơn hoặc sợi. Một báo cáo khác năm 2020 cho thấy mật độ vi nhựa thấp hơn trong lõi băng biển, dao động từ 2.000 đến 17.000 hạt nhựa trên một mét khối. Nghiên cứu năm 2020 cũng cho thấy rằng nước bên dưới những tảng băng trôi chứa từ 0 đến 18 hạt vi nhựa trên một mét khối.

Vi nhựa có cả trong ruột của con người. Một nghiên cứu năm 2019 ước tính rằng một người Mỹ trung bình tiêu thụ từ 39.000 đến 52.000 miếng vi nhựa mỗi năm. Các nhà nghiên cứu đưa ra con số này bằng cách dựa trên các nghiên cứu trước đây đã khảo sát các mảnh nhựa trong vòi nước và nước đóng chai và trong một số mặt hàng thực phẩm, chẳng hạn như cá, đường, muối và rượu.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.