Những ai nên dùng thuốc Tamiflu để trị cúm?

Chỉ có người cúm nặng, người già, trẻ nhỏ hay nhóm người mắc kèm các bệnh hô hấp khác mới nên dùng Tamiflu theo chỉ định của bác sĩ.
Không phải ai cũng được sử dụng thuốc Tamiflu để trị cúm.
Không phải ai cũng được sử dụng thuốc Tamiflu để trị cúm.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết miền Bắc đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, diễn biến khó lường, sáng và đêm lạnh, nhưng trưa lại nóng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus hô hấp, trong đó có virus cúm phát triển.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho số lượng bệnh nhân mắc cúm tăng là ô nhiễm không khí kéo dài. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có thời điểm tiếp nhận tới 300 trẻ biểu hiện giống cúm như: hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau đầu, đau cơ, ê ẩm mình mẩy, ho.

Có hai loại cúm là cúm A và cúm B. Cúm A thường nặng hơn cúm B và có nhiều type nên thường được gọi là cúm mùa. Nghiên cứu mới nhất của Mỹ về dịch cúm năm nay, thì type cúm A H3N2 là chủ yếu, rải rác cúm H1N1.

Bản chất cúm A H3N2 không nguy hiểm nhiều, bởi là cúm mùa. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh mạn tính khi mắc cúm thường rất nhẹ, không bị biến chứng, và tự khỏi sau từ 3 đến 7 ngày. Họ chỉ cần được bồi bổ đủ dinh dưỡng, kèm chế độ ăn uống tốt và điều trị triệu chứng.

“Những người này chỉ cần điều trị triệu chứng, ho uống thuốc ho, sốt uống hạ sốt, ăn uống đầy đủ, nhiều vitamin là khỏi”, BS Dũng nói.

Theo BS dũng, virus cúm mùa chỉ nguy hiểm với những nhóm người đặc biệt bao gồm: trẻ em (dưới 2 tuổi), phụ nữ mang thai, người già (trên 65 tuổi), những người có 1 bệnh mãn tính kèm theo như: bệnh hô hấp mãn tính (viêm phế quản, hen suyễn…), bệnh tim (cao huyết áp, mạch vành, suy tim), bệnh gan (viêm gan, suy gan), bệnh não (động kinh, viêm não, bại não..).

Những người đang bị suy giảm miễn dịch như HIV hoặc người đang dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch, cũng thuộc nhóm nguy hiểm kể trên.

Những ai nên dùng thuốc Tamiflu để trị cúm? ảnh 1

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh cúm rất giống và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, nên không thể “chẩn đoán” miệng rằng một người bị cúm dù họ có biểu hiện là ho, sốt, mệt mỏi hay đau đầu… Sau đó, nhiều người đổ xô tự đi mua thuốc Tamiflu cho uống, điều này là không đúng.

“Để khẳng định một người nhiễm cúm hay không đều phải qua thăm khám, xét nghiệm mới có được chẩn đoán cuối cùng. Không thể thấy triệu chứng giống cúm rồi xác định bị cúm ngay.

Khi mắc cúm rồi có được dùng thuốc hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh có nặng hay không, có nguy cơ biến chứng hay không. Bởi vậy, việc sử dụng thuốc cúm như Tamiflu chỉ được dùng khi bác sĩ chỉ định và kê đơn”, bác sĩ Dũng nói.

Thuốc Tamiflu nếu muốn phát huy tác dụng tốt nhất thì chỉ nên sử dụng trong hai ngày đầu. Nếu từ ngày thứ 3 trở đi, người bệnh có thể đỡ hơn, lúc này uống Tamiflu vừa "phí tiền" lại không mang lại ý nghĩa gì về mặt điều trị.

Chung quan điểm, PGS. TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, trong điều trị cúm, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75 mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với trường hợp có các biến chứng như viêm phổi, và khi có chỉ định của bác sĩ, chứ không nên tự ý mua thuốc về chữa.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bình thường, khỏe mạnh không mắc bệnh gì, khi có những triệu chứng nhẹ nghi do cúm như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mỏi cơ… thì không nên quá lo lắng hay tự ý đi mua thuốc về uống, dễ xảy ra tình trạng tốn kém mà không mang lại tác dụng. Lúc này, người dân nên chủ yếu điều trị triệu chứng tại nhà là chủ yếu.

Trong trường hợp sốt quá cao, các dấu hiệu chuyển biến nặng hay nhóm người già, trẻ nhỏ, người có tiền sử mắc kèm một số bệnh lý có biểu hiện hiện cúm thì nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị theo đơn của các bác sĩ.

Trong điều trị cúm mùa, quan trọng nhất vẫn là khâu phòng bệnh. Do đó, vào thời điểm giao mùa, người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân tốt, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay chân với xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối…

Ngoài ra, nhóm người dễ lây nhiễm cúm cao như nhân viên y tế, trẻ từ 6-8 tháng tuổi, người có bệnh mãn tính, người già trên 65 tuổi… nên đi tiêm phòng cúm để phòng ngừa.

Theo VTC News
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.