Lá cây thuốc bỏng
Lá cây thuốc bỏng có thể ép lấy nước để đắp lên vết bỏng của trẻ |
Thuốc có tác dụng đặc hiệu với những vết bỏng đã trầy da. Lá sung có tật 100g phơi khô, sao vàng, tán bột, rây mịn, trộn với mỡ lợn hoặc mỡ chó 100g, bôi hằng ngày.
Nước sắc
Lá dung sạn 100g, rửa sạch, sắc với 400ml nước còn 50ml. Để nguội, tẩm vào băng gạc, đắp ngày một lần. Qua hơn 10 năm nghiên cứu và ứng dụng để chữa bỏng, Khoa bỏng - Viện Quân y 103 đã kết luận nước sắc lá dung sạn có tác dụng với trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn, làm lành các vết bỏng nhiễm khuẩn. Dùng lá dung sạn thấy vết bỏng khô, không có mùi hôi và chóng lên da non.
Cao lỏng
Cao lá sến có tác dụng nhanh đối với những vết bỏng nông và được dùng thay thế băng gạc để bảo vệ vết khâu sau khi mổ. Cao rau má còn được pha chế thành biệt dược madecassol dưới dạng thuốc mỡ chứa 1% cao để điều trị các tổn thương bỏng nông, sâu xen kẽ.
Dầu
Ở dạng nguyên chất được dùng có dầu đài hái (nhân hạt giã nhỏ, đồ lên rồi ép nóng), dầu vừng đen (hạt ép sống), dầu trứng (lòng đỏ trứng gà đã luộc chín cho vào một bát hoặc muôi nhôm, đốt nóng sẽ được dầu chảy ra). Dầu gấc (ép từ màng hạt) được bào chế thành dạng thuốc mỡ 5 – 10%. Dầu mù u (ép từ nhân hạt) lại được pha loãng với tinh dầu tràm thành các chế phẩm như dầu calino, kem balsino và mỡ mecalin để dùng.
Dư phẩm động vật
Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng. Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.
Mai mực đốt thành than, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt. Ngày bôi nhiều lần.
Vảy tê tê 40g, gạo cẩm 40g, rang cháy đen, tán nhỏ, trộn đều, rắc nhiều lần trong ngày.
Xương động vật nung cho đến khi được một khối có màu trắng, dễ vỡ, rồi tán thành bột mịn hoặc đốt xương thành than rồi tán mịn. Rắc bột xương lên vết bỏng đã được rửa sạch và lau khô, đặt một miếng gạc bông, băng lại.
Ngày làm một lần. Nếu mới bị bỏng, có thể trộn đều và đánh nhuyễn bột xương với dầu lạc trung tính (liều lượng bằng nhau) mà đắp.
Nhiều bài thuốc dân gian để chữa bỏng cho trẻ |
Bài thuốc Cao thập Hoàng
L/y Hoàng Văn Hùng - Chủ tịch Thành hội ĐY Thanh Hóa - CTQ 26cho biết:
Bài thuốc Cao thập Hoàng: Hoàng liên 20g; Hoàng bá 20g; Phong mật 100g; Sinh địa hoàng 30g; Lưu hoàng 8g; Xuyên tâm liên 50g; Hoàng cầm 20g; Đại hoàng 50g; Khương hoàng 40g; Hùng hoàng 8g; Một dược 10g.
Điều chế: Tất cả rửa sạch, thái mỏng, cho vào nồi nấu với 6 lít nước còn 1,5 lít, lọc cặn, để nguội, đóng vào chai, nút kín, cho vào tủ lạnh; nếu không có tủ lạnh thì cho vào bể nước hoặc chôn xuống đất.
Trong bài thuốc trên: Phong mật, Khương hoàng: Sinh cơ lên da non, liền sẹo. Hùng hoàng, Lưu hoàng, Một dược: Trừ khuẩn, tiêu thịt thối, cầm dịch, thông kinh hoạt lạc, sinh cơ giảm đau. Xuyên tâm liên: Thanh nhiệt, giải độc, mát huyết tiêu thũng. Bài thuốc trên dùng toàn các vị màu vàng để việc tái hồi da thịt không bị loang lổ và sạch vết sẹo đen.
Cách dùng: Khi bị bỏng, rửa sạch vết bỏng bằng nước thuốc trên.
Lưu ý: Trên đây là một số phương pháp dân gian để bạn đọc tham khảo. Tốt nhất phụ huynh nên đắp gạc ướt lên rồi băng ép và đưa con trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
>>> Xem thêm:
- Những bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ
- 5 thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn trước giờ đi ngủ
- Những bài thuốc dân gian hay trị sỏi thận hiệu quả
Theo giadinhvn.vn