Những báu vật từ đáy biển

(Ngày Nay) - Những ngày tháng 9, tôi đến thăm và tìm hiểu về những báu vật - di sản gốm sứ từ thế kỷ 15 được khai quật trong những còn tàu bị đắm trên Biển Đông được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM.
Những báu vật từ đáy biển ảnh 1
Nhiều hiện vật khá giống gốm hoa lam của Việt Nam hay loại tô men ngọc sâu lòng khá giống loại tô men ngọc thời Tống của Nam Trung Quốc - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Ngư dân phát hiện cổ vật quý giá

Hàng trăm nghìn cổ vật được tìm thấy qua 5 cuộc khai quật tàu cổ bị đắm trên Biển Đông thời gian qua là minh chứng cho thấy đã từng có một con đường gốm sứ trên biển Việt Nam. Vô số sản phẩm của các nước Trung Quốc, Thái Lan và cả Việt Nam thời kỳ phát triển thịnh vượng đã được đưa ra buôn bán, trao đổi trên thế giới. Nhiều hiện vật có bề ngoài trông khá giống gốm hoa lam của Việt Nam như: bình tỳ bà, hộp, kendi, hũ có nắp men trắng tô hoa lam. Hay loại tô men ngọc sâu lòng hao hao gốm sứ thời Nam Tống của Trung Quốc….

Theo tài liệu của Bảo tàng lịch sử TPHCM, con tàu được phát hiện tại vùng biển Hòn Dầm, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, dưới độ sâu khoảng 10m. Qua khai quật xác định tàu có chiều dài và rộng gần 7m, chia nhiều khoang, mỗi khoang rộng 1,8m. Trên sàn tàu, đồ gốm lâu ngày dưới đáy biển bám thành từng khối lớn. Kết quả khai quật được hơn 16.000 cổ vật, phần lớn là gốm men ngọc và men nâu. Các nhà khảo cổ học giám định niên đại vào thế kỷ 15 từ những lò gốm Sawankhalok và Sukhothai (Thái Lan).

Đồ gốm Thái Lan được trục vớt, chủ yếu có loại hình là lọ nhỏ, hũ có 2 quai, bát nhỏ, tô, đĩa… đồ gia dụng cho giới bình dân, thường có men ngọc (còn gọi là men celadon hay men đông Thanh) màu xanh, xám nhạt hoặc có men nâu da lươn, ngả đen, vàng hay trắng xám. Bên cạnh đó còn có đồ sành không tráng men, dáng nồi, miệng loe, thân phình, vai xuôi màu xám.

Những báu vật từ đáy biển ảnh 2

Nhiều hiện vật khá giống gốm hoa lam của Việt Nam hay loại tô men ngọc sâu lòng khá giống loại tô men ngọc thời Tống của Nam Trung Quốc - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Một cán bộ hướng dẫn của Bảo tàng cho biết, số loại đồ gốm xuất khẩu khác được tìm thấy trên con tàu này là những tượng tròn: hình người phụ nữ bồng con, tượng người cưỡi voi, tượng thỏ… với mắt và tai nổi rõ, sinh động…. Có thể nói, dưới lòng biển nước ta hiện đang chứa đựng nhiều kho cổ vật. Tiếc rằng, công tác đầu tư cho ngành khảo cổ học dưới nước chưa được quan tâm nhiều. 100% tàu cổ được phát hiện thời gian qua đều là nhờ ngư dân, các cuộc khai quật cũng chỉ được tiến hành sau khi các ngư dân đã dùng chài lưới cào quét. Vì không có phương tiện và kinh phí, nên các nhà khoa học chưa hề có một cuộc thăm dò sơ bộ, xác định có bao nhiêu con tàu cổ đắm ngoài khơi, đắm ở toạ độ nào để vẽ bản đồ khảo cổ.

Theo các chuyên gia khảo cổ học của Việt Nam, con tàu cổ bị đắm này đã được ngư dân Kiên Giang phát hiện từ trước 1975. Tháng 5-1991, ban chỉ đạo trục vớt tàu cổ được thành lập và tiến hành khai quật. Tổng số hiện vật thu hồi được chủ yếu là gốm men màu xanh ngọc và một số ít loại men khác như men màu chì, da lươn, vàng, nâu…. Trang trí chủ yếu là kỹ thuật khắc chìm, in vào xương đất và phủ men bên ngoài.

Những báu vật từ đáy biển ảnh 3
Đồ gốm Thái Lan được trục vớt, chủ yếu có loại hình là lọ nhỏ, hũ có 2 quai, bát nhỏ, tô, đĩa… đồ gia dụng cho giới bình dân - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Du khách trầm trồ

Henry J. - sinh viên văn chương Đông phương đến từ Mỹ nói: “Mỗi quốc gia đều có những bảo tàng nhưng riêng bảo tàng này đã cho tôi hiểu hơn câu chuyện trăm năm về trước khi mới được thành lập với tên gọi Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng lịch sử TPHCM). Bảo tàng có lối kiến trúc đậm chất mỹ thuật Đông Dương, cùng sự ra mắt những bộ sưu tập mỹ thuật phương Đông đặc sắc. Tôi cho rằng, những hiện vật – di sản được trưng bày tại không gian này đều nhằm gợi nhớ ký ức về bảo tàng đầu tiên của vùng đất Sài Gòn – TPHCM…”

Anh John F. - du khách đến từ Singapore cho biết cảm thấy rất thú vị khi được xem những cổ vật gốm được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM. Bản thân anh rất thích thăm những bảo tàng như thế khi đến du lịch ở quốc gia nào đó vì rằng, những nơi như vậy, sẽ giúp cho anh cũng như nhiều du khách khác mở mang thêm cái nhìn về lịch sử và văn hóa bản địa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

“Rất ngạc nhiên về những hiện vật gốm được sản xuất từ thế kỷ 15. Tôi và bạn cùng du lịch đã xem, ghi chép kỹ về niên đại ra đời của những hiện vật và rất cảm ơn những nhà khảo cổ, đặc biệt là những nhà nghiên cứu đã bất chấp hiểm nguy có công khai quật những di sản này từ dưới đáy biển. TPHCM tuyệt vời khi có một bảo tàng như thế này…”, Anna, một du khách đến từ Thụy Điển nói.

Ông Phạm Văn Cả, 73 tuổi, quê Hậu Giang tâm sự: “Hơn nửa đời người mới được đi đây đi đó, lên Sài Gòn được mấy đứa cháu đưa vô thăm Bảo tàng lịch sử TPHCM và Thảo Cầm Viên. Tôi thấy bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, nhất là đồ gốm. Ở quê, gia đình tôi cũng thích xài đồ sành sứ nên khi đến đây là mê ngay. Được biết mấy món đĩa, tô, chén, bình… này có thời gian sản xuất từ hàng thế kỷ trước, thật là không uổng công khi đến thăm bảo tàng này”.

Một số hình ảnh đồ gốm sứ thế kỷ 15 trưng bày tại Bảo tàng:

Những báu vật từ đáy biển ảnh 4

Dưới đáy biển nước ta hiện đang chứa đựng nhiều kho cổ vật vô giá... - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những báu vật từ đáy biển ảnh 5

Tổng số hiện vật thu hồi được gồm 10.000 mẫu, chủ yếu là gốm men màu xanh ngọc và một số ít loại men khác như men màu chì, da lươn, vàng, nâu… - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những báu vật từ đáy biển ảnh 6

Hiện vật gốm sứ đang trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những báu vật từ đáy biển ảnh 7

Một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những báu vật từ đáy biển ảnh 8

Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những báu vật từ đáy biển ảnh 9
Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
Những báu vật từ đáy biển ảnh 10
Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
Những báu vật từ đáy biển ảnh 11
Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
Những báu vật từ đáy biển ảnh 12
Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
Những báu vật từ đáy biển ảnh 13
Hiện vật gốm sứ trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?