Những bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất

(Ngày Nay) - Thế giới công việc luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thị trường việc làm hiện đại có thể trao cho người lao động một công việc mới, lĩnh vực sản xuất mới mà họ chưa từng nghĩ đến. Nhưng công việc nở rộ cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro, liệu người lao động có thể tin vào sự an toàn trong môi trường lao động? Thực tế không phải ai cũng có được may mắn.
Những bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất

Dưới dây là 10 căn bệnh nguy hiểm nhất liên quan đến công việc xếp từ thấp đến cao theo mức độ phổ biến và nguy hiểm:

10. Ung thư do cạo ống khói

Những bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất ảnh 1

Đây là một dạng ung thư da gây ảnh hưởng đến nam giới. Tên của căn bệnh được ghi nhận lần đầu từ thực tế xảy ra đối với những người thợ quét ống khói là những nam thanh thiếu niên - những người tiếp xúc với khói bụi trong suốt cuộc đời. Căn bệnh lần đầu tiên được xác định vào năm 1775 bởi Sir Percivall Pott - một bác sĩ phẫu thuật người Anh và là một trong những nhà khoa học đầu tiên đưa ra lý thuyết về mối liên hệ giữa ung thư và môi trường. Ông cho rằng ung thư tinh hoàn là do tác hại của muội ống khói, muội đó chà sát vào người cạo ống khói đứng trong tư thế dạng chân. Những nghiên cứu của Pott cho thấy rằng, căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, những phát hiện này của Pott không nhận được nhiều sự chú ý. Mãi cho đến năm 1922, khi các chất gây ung thư được phát hiện trong bồ hóng, nguyên nhân thực sự của căn bệnh này mới được chứng minh.

9. Hoại tử hàm

Hoại tử hàm, hay còn gọi là hoại tử phốt pho của hàm, bệnh nghề nghiệp mà  những người làm việc với phốt pho trắng mắc phải. Đó là những công nhân làm diêm vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nó được xem là căn bệnh khủng khiếp nhất của các bệnh công nghiệp. Bệnh này do hơi photpho trắng làm nhức răng, nghẹt thở, sưng tấy tràn ra lợi dẫn đến tiêu hao xương hàm.  Cách điều trị duy nhất được biết đến là phẫu thuật loại bỏ xương hàm, nếu nó không được điều trị có thể dẫn đến tử vong. Số trường hợp mắc phải căn bệnh này cũng dàn suy giảm kể từ năm 1906, khi việc sử dụng phốt pho trắng chính thức bị cấm.

8. Hoại tử hàm do bức xạ

Đây là một thứ bệnh đặc biệt gây phiền toái và khó chịu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, căn bệnh gây cho những công nhân làm việc cho Tập đoàn Radium của Hoa Kỳ thứ bệnh chết chóc. Công ty này tự sản xuất loại sơn phóng xạ phát sáng độc quyền. Sơn mang thương hiệu Undark đã sử dụng radium làm thành phần chủ yếu của nó.

Thật không may cho các nhân viên, họ được yêu cầu phải liếm các bàn chải mà họ đang sử dụng vì những đầu mút nhọn này sẽ hữu ích cho việc vẽ chi tiết trên khuôn mặt đồng hồ hoặc đồng hồ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của những công nhân nữ. Căn bệnh hoại tử hàm do bức xạ khiến những công nhân nữ có các triệu chứng khủng khiếp như sưng đau, chảy máu và hàm “xốp ra”. Cuối cùng họ đều chết. Công ty này đã phản bác thông tin rằng môi trường làm việc ở công ty là nguyên nhân gây ra hoại tử bức xạ cho các công nhân, nhưng sự ra đi của hàng loạt công nhân khiến nhiều người tẩy chay nhãn hàng này. Các luật về an toàn lao động đã được Hoa Kỳ đưa ra sau khi bùng phát các bệnh do phóng xạ gây ra.

7. Bệnh phổi vì bụi bông

Được biết đến với một cái tên đậm chất thơ “Cơn sốt ngày thứ 2” và một cái tên khác không đậm chất thơ mấy “Bệnh phổi nâu” – Bệnh phổi vì bụi bông chủ yếu liên quan từ các lao động dệt may, đặc biệt là các cô gái trẻ làm việc trong các nhà máy hoặc xí nghiệp. Người ta cho rằng việc tiếp xúc với bụi bông trong những môi trường không thông thoáng đã dẫn đến căn bệnh phổi nguy hiểm này kèm các triệu chứng nguy hiểm: đau thắt ngực, ho và khó thở. Các chuyên gia tin rằng một số vi khuẩn đang phát triển trên bông chính là nguyên nhân gây ra độc tố nội tạng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây ra ung thư phổi và cuối cùng là tử vong.

Trong những năm 1990, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có 81 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Con số này có thể cao hơn rất nhiều so với thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp, khi sản lượng sản xuất vải bông tăng lên đáng kể trên toàn thế giới.

6. Bệnh than

Bệnh than thường ảnh hưởng đến nông dân chăn nuôi gia súc, do một loại vi khuẩn gây ra và hầu hết các dạng bệnh cấp tính này có thể gây tử vong. Hút thuốc, hít phải vi khuẩn hay tiếp xúc trực tiếp đều khiến nông dân bị nhiễm trùng. Đối với một số người lao động, sau khi mắc bệnh này, họ có các triệu chứng khác thường dẫn đến nguy kịch. Các chuyên gia cho rằng, việc xử lý xác động vật chết, tiêu hủy chất thải chăn nuôi hoặc tiếp xúc trực tiếp với gia súc mang bệnh khiến lao động phơi nhiễm với bệnh than.

Khi bệnh than phát triển đầy đủ, nó sẽ tàn phá cơ thể ghê gớm. Một trường hợp được ghi vào lịch sử vào tháng 4 năm 1979, tại thị trấn Sverdlovsk (nay là Ekaterinburg) ở Liên Xô cũ, người dân bị phơi nhiễm với bệnh than do quá trình rò rỉ của một cơ sở vũ khí sinh học gần đó. Người ta cho rằng tai nạn đã ảnh hưởng đến ít nhất 94 người, trong đó 68 người đã chết. Nguyên nhân gây bệnh này đã được giấu kín, bao che suốt nhiều năm liền, chỉ đến thời Tổng thống Nga Boris Yeltsin mới được thừa nhận vào năm 1992.

5. Bệnh bụi amiăng

Bệnh bụi amiăng là một dạng viêm ảnh hưởng xấu đến phổi do trực tiếp hít phải các sợi amiăng. Bệnh thường gặp ở các công nhân tiếp xúc với mức độ cao với các khoáng chất nguy hiểm. Các triệu chứng rõ nhất của bệnh bụi amiăng là hụt hơi, và trong các trường hợp nặng sẽ là suy hô hấp. Những người bị bệnh cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao, không kể đến bệnh u trung biểu mô. Có thể mất vài thập kỷ để phát bệnh  nhưng đối với những người làm việc trong ngành khai thác, xử lý hoặc sản xuất các sản phẩm có chứa amiăng, thì đó là quãng thời gian quá trễ để phòng bệnh. Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh. Trong những trường hợp xấu nhất, bệnh bụi amiăng có thể dẫn đến tử vong.

4. Ngộ độc chì

Ngộ độc chì là một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn được gây ra bởi mật độ kim loại nặng độc hại quá cao xâm nhập vào cơ thể. Người bệnh có các triệu chứng khác nhau như thiếu máu, đau đầu, hôn mê, động kinh rồi tử vong. Thật không may cho những người công nhân khi môi trường làm việc của họ tiếp xúc nhiều với chì. Viện Nghiên cứu An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp Hoa Kỳ ước tính, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, hơn 3 triệu người có thể đã tiếp xúc với chì trong khi làm việc. Sự phơi nhiễm này có thể xảy ra theo vô số cách khác nhau: Các công nhân nhà may sản xuất ra các sản phẩm có chì, thợ khai thác mỏ chì, thợ sửa ống nước, thợ sản xuất thuỷ tinh, thợ hàn, thợ in và những người có liên quan trong các ngành công nghiệp khác đều có nguy cơ.

Những bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất ảnh 2

Ngộ độc chì là một trong những mối nguy hiểm từ môi trường đầu tiên được biết đến. Kim loại được phát hiện vào khoảng năm 6500 TCN và những tác hại của nó đã được ghi nhận vào đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Tuy nhiên đến tận bây giờ nó vẫn có thể gây ra bệnh tật và tử vong cho nhiều công nhân.

3. U trung biểu mô

U trung biểu mô là một dạng ung thư ở trung biểu mô, nơi có các lớp mô mỏng bao quanh bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Phần lớn những bệnh nhân đều là công nhân đã từng làm việc trong các ngành nghề buộc phải tiếp xúc với hợp chất hóa học amiăng và họ đã vô tình hít phải các sợi amiăng. Bệnh thường mất từ 20-50 năm để phát bệnh, bệnh nhận xuất hiện các triệu chứng khác nhau, bao gồm: Đau ngực, mệt mỏi, sưng cổ hoặc mặt,.. hay các triệu chứng nặng hơn như tụ máu, vàng da và chảy máu trong.

Sự nguy hiểm của việc tiếp xúc với amiăng đã sớm được xác định từ đầu thế kỷ 20, nhưng điều này không ngăn được nguy cơ mắc bệnh u trung biểu mô của phần lớn người lao động trên thế giới. Tại Tây Úc, đã có hơn 500 công nhân khai thác khoáng sản amiăng chết vì mắc bệnh trong các năm 1945 và 1966. Vào những năm gần đây - từ 1980 đến cuối 1990 - chỉ riêng ở M, số người mắc bệnh đã tăng từ 2.000 lên 3.000 chỉ trong vòng 1 năm. Những tòa được xây dựng với vật liệu amiăng đã bị cấm hoàn toàn vì chứa loại hóa chất này, các công nhân nên làm việc một cách thận trọng hơn.

2. Bệnh phổi khí quản của công nhân mỏ than

Bệnh phổi khí phế quản của công nhân mỏ than (CWP) được biết đến rộng rãi như “bệnh phổi đen”-một kẻ giết người thầm lặng. Được đề cập như cùng một dạng với sốt silic và hội chứng caplan (một tình trạng viêm phổi do tiếp xúc với than, amiăng hoặc bụi silica). CWP được gây ra do tiếp xúc lâu với bụi than. Bệnh có thể dẫn đến viêm sư, nặng hơn là huỷ hoại các tế bào trong mô sống (hoại tử). Mặc dù điều kiện khai thác mỏ hiện nay đã được cải thiện đáng kể nhưng 10.000 thợ mỏ Hoa Kỳ đã chết vì CWP trong thập niên vừa qua - chiếm 7,5% số công nhân của các mỏ than hoạt tính ở nước này. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh phổi đen đang dần tăng lên, gần gấp đôi trong thập kỷ qua.

Trong một nỗ lực để ngăn chặn bệnh này, Viện An toàn và Sức khoẻ Lao động Quốc gia Hoa Kỳ đang tài trợ hoàn toàn cho các thợ mỏ đi khám bệnh hàng năm.

1. Sốt silic

Những bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất ảnh 3

Sốt silic hay còn được gọi là sự thối rữa dần dần của Potter là bệnh phổi phổ biến nhất ở người lao động. Nó ảnh hưởng đến mọi lao động trên thế giới nhưng phổ biến hơn đối với các công nhân ở các nước đang phát triển. Bệnh được trực tiếp gây ra bởi bụi silica tinh thể, nó làm cháy và gây ra sẹo trên thùy phổi.

Đáng lo ngại là từ đầu thập niên đến giữa thập niên 90, mỗi năm, Trung Quốc ghi nhận hơn 24.000 người tử vong do căn bệnh này - những triệu chứng nổi bật bao gồm: ho, sốt và thở dốc. Không có phương pháp cụ thể nào có thể chữa bệnh sốt silic, các phương pháp ngăn chặn thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và giảm phơi nhiễm với bất kỳ chất kích thích nào ở phổi. Việc sử dụng mặt nạ phòng độc đã làm giảm tỷ lệ tử vong ở Hoa Kỳ, nhưng bụi silica vẫn là mối nguy hiểm hiện tại đối với những lao động chính ở các nước kém phát triển - từ những người thợ mỏ Silver ở Bolivia đến những người thổi cát ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.