Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông

(Ngày Nay) - Mùa đông là mùa có sự chuyển đổi từ khí hậu nắng nóng sang mưa lạnh, ẩm ướt mùa đông là mùa có thể mang đến một số yếu tố rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể phải chịu những thách thức đối với tình hình thay đổi thời tiết và rất dễ có nguy cơ mắc bệnh theo mùa. 
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bảo vệ người trên 50 tuổi bằng vắcxin

Ở trẻ em, việc bảo vệ các bệnh phổ biến thông thường đã được thực hiện theo chương trình tiêm chủng mở rộng với các loại vắcxin phòng bệnh cần thiết. Đối với người lớn trên 50 tuổi, các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật khuyến cáo rằng những ngày vui của mùa hè đã đi qua, cần chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe trong mùa thu đông diễn ra khá dài ngày; nên cân nhắc thực hiện việc tiêm chủng các loại vắcxin cần thiết để phòng bệnh và thậm chí chúng có thể ngăn ngừa được trường hợp tử vong đáng tiếc. Trên thực tế, quá trình lão hóa làm suy yếu hệ thống miễn dịch là điều tất nhiên, theo đó con người có thể có nguy cơ cao mắc nhiễm một số bệnh tật phổ biến. Chính vì vậy người từ 50 tuổi trở lên được khuyến cáo nên thực hiện việc tiêm chủng một số loại vắcxin cần thiết theo sự tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật gồm vắcxin phòng bệnh cúm, bệnh zona, bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà, bệnh nhiễm phế cầu khuẩn.

Vắcxin phòng bệnh cúm: Tất cả những người trưởng thành nên tiêm vắcxin phòng bệnh cúm, điều này đặc biệt quan trông đối với người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hen suyễn và bệnh tim... Những người này có nguy cơ bị các biến chứng xảy ra chiếm tỷ lệ cao hơn nếu mắc bệnh cúm.

Đừng nghĩ rằng mắc bệnh cúm chỉ là một vấn đề gây phiền hà nhỏ, không đáng kể nhưng chính bệnh lý này có thể dẫn đến tử vong rất đáng tiếc. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm đất nước này có hàng triệu người mắc bệnh cúm, hàng trăm ngàn người phải vào bệnh viện để điều trị và hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người bị tử vong vì bệnh cúm.

Tại nước ta, theo Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, các chủng cúm mùa lưu hành chủ yếu hiện nay bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Đặc biệt cúm A(H1N1) khá phổ biến chiếm tỷ lệ 20 - 50% các trường hợp mắc cúm; triệu chứng biểu hiện đặc trưng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác gồm sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng... Ở những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai; người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường... có thể có diễn biến nặng như bị viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm dễ lây lan qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân như ở thành giường, tay nắm cửa, điện thoại... hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân như cốc chén, bát đũa, thau chậu...

Để phòng bệnh cúm mùa, đặc biệt là cúm A(H1N1) có hiệu quả, có thể chủ động tiêm vắcxin phòng bệnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người nên tiêm 1 liều vắcxin cúm mỗi năm hoặc có thể tiêm vắcxin cúm bất cứ lúc nào trong suốt mùa cúm, tốt nhất tiêm trước khi mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng.

Đối tượng cần được tiêm vắcxin phòng bệnh cúm là người từ 50 tuổi trở lên; người có bệnh tim phổi mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, trẻ bị hen suyễn; người lớn hay trẻ em bị các bệnh đái tháo đường hay thận mạn tính; phụ nữ có thai trong mùa cúm; người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng, trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày; những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao...

Vắcxin phòng bệnh zona: Cũng tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết có khoảng 1/3 số người Mỹ có thể sẽ phát triển mắc bệnh zona ở một số thời điểm và nguy cơ bị triệu chứng đau đớn tăng theo tuổi tác. Tình trạng đau đớn này có khả năng gây ra triệu chứng khó chịu kéo dài đến hàng tháng hoặc hàng năm, thậm chí một số trường hợp có thể gây mù lòa vĩnh viễn như những thông báo đã cung cấp và đây là nguyên nhân gây mù lòa đang có khả năng gia tăng ở những người cao tuổi. Một loại vắcxin mới đang được sử dụng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả hơn 90% trường hợp trong việc ngăn ngừa bệnh zona ở những người cao tuổi và đã được dùng trong nhiều năm qua; vì vậy cần quan tâm đến việc sử dụng loại vắcxin này để phòng bệnh zona.

Các chuyên gia y tế của nước ta cũng khuyến cáo những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm chủng vắcxin phòng ngừa bệnh zona. Trong nghiên cứu thực nghiệm, vắcxin này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona và giảm nguy cơ đau dây thần kinh dưới thắt lưng xuống 67%. Tuy vậy, không nên sử dụng vắcxin cho những sản phụ mang thai, nhiễm HIV/AIDS hay có hệ miễn dịch yếu, đang hóa trị hay xạ trị điều trị ung thư, có tiền sử mắc bệnh bạch cầu và lymphoma, dị ứng với gelatin, kháng sinh neomycine hoặc bất kỳ thành phần nào có trong vắcxin. Hiệu quả bảo vệ của vắcxin cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59, cũng có thể thực hiện ở những người cao tuổi hơn. Việc tiêm chủng cho những người trẻ hơn dưới 50 tuổi có thể làm giảm nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong. Do đó nên tiêm chủng vắcxin phòng ngừa bệnh zona từ tuổi 50 để đạt được hiệu quả bảo vệ ở độ tuổi 60.

Vắcxin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà: Các nhà khoa học cho rằng vắcxin uốn ván, bạch hầu và ho gà TDP (Tetanus, Diphtheria, Pertussis) có khả năng phòng ngừa được bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Thực tế trong quá khứ có thể bản thân đã sử dụng loại vắcxin phòng bệnh này khi còn nhỏ trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng vẫn có thể sử dụng lại nó để phòng bệnh khi có điều kiện cần thiết. Vắcxin phòng bệnh uốn ván và bạch hầu TD (Tetanus, Diphtheria) chỉ phòng được bệnh uốn ván và bạch hầu, loại vắcxin này cũng cần được tiêm chủng nhắc lại sau mỗi 10 năm. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người trên 50 tuổi có thể tiêm chủng loại vắcxin này để phòng bệnh dễ mắc phải trong mùa đông.

Vắcxin phòng bệnh phế cầu khuẩn: Bệnh do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bị tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh lây nhiễm qua đường tiếp xúc, có thể xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi; tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác làm dễ nhiễm bệnh là ở nhà bẩn, hệ miễn dịch suy yếu, vào bệnh viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh tiến triển như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, tim mạch, hút thuốc lá...

Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông ảnh 1

Tất cả những người trưởng thành nên tiêm vắcxin phòng bệnh cúm

Để phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên sử dụng vắcxin phòng bệnh để giúp cơ thể bảo vệ chống lại bệnh do nhiễm phế cầu khuẩn, nghĩa là những trường hợp nhiễm trùng hô hấp do loại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo tất cả những người lớn từ 65 tuổi trở lên nên tiêm chủng hai loại vắcxin phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây nên có sẵn tại Mỹ là liên hợp phế cầu khuẩn và polysaccharide phế cầu khuẩn. Ở nước ta cũng đang sử dụng loại vắcxin polysaccharide đơn thuần và vắcxin polysacharide cộng hợp; các chuyên gia y tế khuyến cáo cần sử dụng cho những người cao tuổi để phòng ngừa nhiễm bệnh đường hô hấp do phế cầu khuẩn trong mùa đông.

Sức khỏe bị ảnh hưởng trong mùa đông

Vào mùa đông, vấn đề sức khỏe thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các mùa khác trong năm vì yếu tố gây nên sự nhiễm bệnh gia tăng từ thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt. Đây cũng là điều kiện và cơ hội thuận lợi dẫn đến tình trạng dễ lây nhiễm virút và vi khuẩn ở trong nhà,  giữa người này với người khác. Trên thực tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC (Centers for Disease Control and Prevention) khuyến cáo, nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ở mùa  đông hơn là mùa hè. Theo thống kê ghi nhận, trung bình các trường hợp tử vong hàng ngày trong mùa đông xảy ra vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2; thường cao hơn mùa hè vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8.

Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông trước sự chuyển đổi của thời tiết từ nắng nóng của mùa hè sang mưa lạnh, ẩm ướt việc đơn giản nhất mà mọi người ít chú ý là phải đội mũ và cài nút áo khoác đang mặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì sự lạnh giá và gia tăng thân nhiệt là một mối đe dọa khá nguy hiểm.

Một việc tưởng chừng như đơn giản là trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, nếu không mặc áo khoác có thể gây cảm lạnh, đồng thời việc đội mũ cũng rất cần thiết vì hầu hết nhiệt độ của cơ thể thường thoát ra khỏi đầu, cái đầu không phải là sắt để ngăn cản được.

Đồng thời cũng không nên tránh tập thể dục trong thời tiết giá lạnh vì tập thể dục luôn luôn quan trọng đối với vấn đề sức khỏe, có thể nói đây là liều thuốc giải độc cần thiết từ sự nghỉ ngơi không đi ra ngoài nhà và có nhiều thời gian không hoạt động thể lực ở trong nhà.

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh tật có thể có nguy cơ phát triển vào mùa đông, vì vậy điều quan trọng nhất là phải cố gắng tránh mọi yếu tố có khả năng lây nhiễm; cụ thể là nên thực hiện các vấn đề đơn giản là tránh xa những người bệnh và đám đông không cần thiết, rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng.

Đồng thời cũng nên lưu ý việc làm thế nào để tránh xa các mối nguy hiểm khác gây nên sự cảm lạnh bao gồm cả việc hết sức thận trọng khi vượt qua băng giá và không làm việc quá sức trong môi trường này. Trong mùa đông, đối tượng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng dẫn đến dễ mắc một số bệnh thường gặp là trẻ em và người trên 50 tuổi; vì vậy các đối tượng này cần phải được bảo vệ bằng những biện pháp cần thiết.

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay chuẩn bị kết thúc mùa thu và tiết lập đông sẽ diễn ra vào những ngày đầu tháng 11 sắp đến. Vì vậy vấn đề sức khỏe của đối tượng trẻ em và người cao tuổi bị ảnh hưởng do nguy cơ mắc các bệnh phổ biến thông thường trong khí hậu mưa lạnh, ẩm ướt của mùa đông là điều không thể tránh khỏi nếu không được phòng ngừa. Phần lớn trẻ em tại nước ta đã được bảo vệ qua chương trình tiêm chủng mở rộng đối với các loại vắcxin phòng bệnh quy định, còn đối tượng người lớn, nhất là người từ 50 tuổi trở lên cũng cần lưu ý thực hiện việc tiêm chủng một số loại vắcxin cần thiết như vắcxin phòng bệnh cúm, zona, uốn ván, bạch hầu, ho gà, phế cầu khuẩn vì rất có thể dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm này. Phòng bệnh vẫn là vấn đề quan trọng hơn chữa bệnh, vì vậy hãy hành động để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và người thân trong gia đình.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.