Những điều không phải ai cũng biết về mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên là truyền thống bao đời nay của người Việt Nam. Nhưng truyền thuyết và ý nghĩa của mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên ngày tết thì không phải ai cũng biết
Những điều không phải ai cũng biết về mâm ngũ quả

Người Việt dù ở ngoài nước hay trong nước, cứ đến ngày Tết cổ truyền đều không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu về cội nguồn của mình… Hằng năm, vào khoảng 27, 28 tháng Chạp âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị và bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ.

Những điều không phải ai cũng biết về mâm ngũ quả ảnh 1

Không biết phong tục này có từ bao giờ, hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời, mà lộc Xuân lại càng quý. Dâng lộc trời cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

Tại sao phải 5 loại quả?

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt – được thể hiện ở mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán.

Theo quan niệm của nhân gian thì “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Và tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.

Đã gọi là ngũ quả thì phải có đủ năm loại quả. Nhưng tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.

Những điều không phải ai cũng biết về mâm ngũ quả ảnh 2

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Những điều không phải ai cũng biết về mâm ngũ quả ảnh 3

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì có câu “quýt làm cam chịu”…

Trong những năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ gồm 5 loại quả, mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng; thậm chí còn được trang trí, tô điểm theo hình dáng các con vật bắt mắt.

Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.

Lê Hằng

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.