Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn

Dầm mình 4-6 giờ dưới cống nước hôi thối, những công nhân thoát nước đô thị TP HCM vớt được hàng tấn rác.
Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 1

Đều đặn các ngày trong tuần, các đội vớt rác của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM thay phiên nhau dọn vệ sinh, khai thông cống để tránh ngập trên nhiều tuyến đường của thành phố.

"Lịch trực từ 4h30 đến 20h hàng ngày, nhưng vào những ngày mưa gió, chúng tôi phải đi sớm, về trễ hơn để đảm bảo các cống không bị ngập rác", ông Hoàng Ngọc Toàn, công nhân thuộc đội 5 kể, khi đang làm việc tại ngã tư đường Nguyễn Thái Học - Trần Hưng Đạo (quận 1).

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 2

"Tôi nghĩ đây là nghề dơ nhất trong các nghề. Nhưng nghề chọn người. Mẹ tôi cũng làm nghề này, đến đời tôi cũng làm vì nó có đồng lương ổn định (9 triệu đồng)", ông Ngô Chí Hùng, công nhân vớt rác 24 năm chia sẻ, vừa sửa soạn đồ nghề chuẩn bị chui cống.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 3

Trước khi xuống cống vớt rác, công nhân dùng thiết bị đo nồng độ khí độc trong cống. "Nếu nồng độ khí độc vượt mức cho phép, máy sẽ kêu lên, mình phải mở nắp cống và chờ cho khí bay đi mới được xuống. Nếu không thử mà chui xuống có khi sẽ bỏ mạng vì ngạt khí độc", ông Hùng cho biết.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 4

Ngoài đồ bảo hộ, bao tay, ông Hùng cùng đồng nghiệp phải đeo đèn vì trong lòng cống tối om. Với những miệng cống rộng và sâu 2,2 m, các công nhân dùng thang sắt để đi xuống, còn với những cống nhỏ hơn, họ phải luồn lách người để chui xuống.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 5

Bên dưới cống, mực nước sâu khoảng 1,2 m, đủ loại rác trôi nổi lềnh bềnh, từ hộp nhựa, túi nylon, chai lọ, xác động vật chết, thậm chí cả gián và chuột. Lẫn trong lớp bùn sình dưới chân là mảnh chai, kim tiêm, dao, kéo... "Việc bị đứt tay đứt chân là chuyện như cơm bữa với chúng tôi", ông Hùng chia sẻ.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 6

Dầm mình trong nước cống hôi thối, nhóm công nhân dùng rổ để vớt các loại rác. Họ cho biết, theo định kỳ một tháng phải vớt rác một lần, nhưng vào mùa mưa phải vớt liên tục để đảm bảo cống luôn thông thoáng, không gây ngập đường. "Ngại nhất là lúc vừa mưa xong, chui xuống cống ngập ngụa rác nhưng đành bặm môi bịt mũi làm cho xong công việc", một công nhân nói.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 7

"Ớn nhất là mỗi lần đụng phải kim tiêm không có nắp. Buốt tận óc nhưng cố phải làm. Có bữa, chúng tôi còn vớt được cả bao kim tiêm do người ta vứt dưới cống", ông Thưởng nói. Tuy nhiên, ông cho rằng, ám ảnh nhất của công nhân móc cống là khi nạo vét cống ở những khu vực buôn bán sản xuất hóa chất, như ở khu vực chợ Kim Biên (quận 5). "Đứng ở cống trong khu này ớn lắm, nước hóa chất dưới cống ngấm vô da ngứa không chịu nổi, da dẻ phồng rộp", ông cho biết.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 8

Lùa tay vớt rác chưa đầy 2 phút, ông Thưởng đã gom đầy thùng nhựa với đủ loại phế thải.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 9

"Mỗi cống có khi chúng tôi vớt được 5-6 xe rác, mỗi xe chứa gần 3 tấn rác. Bởi vậy, tôi chỉ mong người dân đừng xả rác xuống cống nữa, công việc của chúng tôi sẽ bớt vất vả hơn", ông Thưởng tâm sự.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 10

Mỗi lần rác chất đầy thùng, ông Thưởng dùng tín hiệu báo với đồng nghiệp ở trên kéo lên.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 11

Cứ sau khoảng một giờ làm việc, những công nhân vớt rác thay phiên nhau lên bờ nghỉ ngơi lấy sức. Tuy nhiên, vào những ngày triều cường lên xuống thất thường, họ phải làm liên tục để kịp hoàn thành công việc.

Những người dầm mình trong cống thối vớt rác ở Sài Gòn ảnh 12

Trước khi nghỉ ngơi, ăn trưa để lấy sức, những công nhân cùng tắm giặt trên góc đường. "Ngày nào cũng vậy, các anh em phải mang theo hai bộ đồ để mặc. Nghề này nếu không tắm giặt và thay đồ thì ngứa không chịu nổi", ông Thưởng chia sẻ.

Mới đây, tại chương trình Lắng nghe và trao đổi về Vấn đề ngập nước tại TP HCM: nguyên nhân và giải pháp, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã thay mặt chính quyền xin lỗi các công nhân vớt rác. Bà Tâm cũng đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét giải quyết ngay những phản ánh của cử tri về tình trạng ngập nước tại đường Huỳnh Tấn Phát, Chiến Lược, Cây Trâm, Lê Đức Thọ…; đồng thời tính toán lại thời gian thu gom rác và đẩy nhanh việc nạo vét, khơi thông dòng chảy.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.