Đốt lửa
Trang trí lồng đèn
Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh nhưng phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong quả bí ngô.
Đây là dịp để các bé thỏa thích thể hiện các tác phẩm “điêu khắc” của mình. Những quả bí ngô, củ khoai tây hay bí đao được đục đẽo thành hình mặt người và đặt đèn cầy vào bên trong để thắp sáng. Những chiếc lồng này còn đươc gọi là “Jack O’Latern” nói về anh chàng Jack keo kiệt nên khi chết không được lên Thiên đường, cũng không được xuống Địa ngục mà phải làm cô hồn lang thang với chiếc đèn bí ngô.
Lễ hội hóa trang
Đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác…
Trick – or – Treat
"Trick" nguyên ngĩa là: đánh lừa. "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỉ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
“Trick Or Treat” Đây là sinh hoạt chính , không thể thiếu của hầu hết trẻ em và thiếu niên ở Mỹ trong đêm Halloween. Sinh hoạt này đã đi dần sâu vào thói quen của bọn trẻ khi Halloween đến..tập tục này cũng được hưởng ứng khá đông đảo của giới trẻ sống trong các thành phố lớn ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... trong đó có cả Việt Nam. Tuy Nhiên văn hóa Á- Âu có sự khác biệt khá rõ rệt nên Halloween Châu Á không mạnh mẽ và “đúng bản chất Halloween’’ như ở các nước phương Tây.
Đớp táo
Các trò chơi truyền thống khác cũng rất phổ biến, người ta treo mật đường hoặc sirô đặc, sệt, rất dính bằng một sợi dây thừng. Người chơi sẽ phải ăn chúng mà không dùng đến hai tay, trong khi đó những người còn lại giữ cố định sợi dây, đây là một trò chơi mà chắc chắn sẽ làm mặt bạn dính bẩn, nhưng bù lại là cực kì vui.
Trong lễ Halloween người ta còn chơi những trò mang tính chất bói toán. Một trò chơi xuất xứ từ Ireland, người bị bịp mắt sẽ ngồi trước một cái bàn đã chuẩn bị sẵn những chiếc đĩa. Đĩa sẽ bị xáo trộn và người chơi sẽ chọn một chiếc đĩa bằng cảm giác của mình. Vật chứa trong chiếc đĩa sẽ chỉ ra tương lai của người chơi. Tuy nhiên chỉ là bói cho vui mà thôi!
Thậm chí trong ngày Halloween nhiều phụ nữ cho rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn chăm chú vào gương thì gương mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện.
Ngoài ra vào ngày này mọi người thường kể cho nhau nghe những câu chuyện ma, xem phim ma hoặc những bộ phim kinh dị...
Ngày lễ Halloween của phương Tây gần giống với ngày xá tội vong nhân rằm tháng 7 của phương Đông với quan niệm là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn được phép lên cõi dương đoàn tụ với gia đình.
Tuy nhiên, ngày này người phương Đông coi trọng đến vật chất, đó là nguồn gốc của tục cúng cô hồn, nấu cháo lá đa cho những linh hồn đói khổ. Người phương Tây lại chú trọng đến tinh thần, họ hóa trang thành ma quỷ để những hồn ma cô độc không cảm thấy cô đơn, hay một số nơi là để ma quỷ không biết là người sống mà nhập vào. Người phương Đông coi đây là một ngày để tưởng nhớ người đã khuất, người phương Tây lại coi đây là một dịp lễ hội để vui chơi.