Những thách thức của quan hệ Mỹ - Trung trong năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau một năm căng thẳng vì vụ khinh khí cầu do thám, cuộc chiến về chất bán dẫn và sự cạnh tranh quân sự ngày càng gay gắt, Trung Quốc và Mỹ đang kết thúc một năm 2023 với tình trạng hòa hoãn tạm thời.
Những thách thức của quan hệ Mỹ - Trung trong năm 2024

Xu hướng tạm thời hòa hoãn giữa hai cường quốc bắt đầu sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nơi cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ mong muốn ngăn chặn "cú rơi tự do" trong quan hệ song phương.

Năm 2024 có thể mang đến những biến động mới. Từ cuộc bầu cử cả ở Đài Loan và Mỹ, cho đến các cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục diễn ra, cặp đôi Biden và Tập sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong năm mới.

Rắc rối xuyên eo biển

Đầu tiên sẽ là cuộc bầu cử lãnh đạo và cơ quan lập pháp của đảo Đài Loan vào ngày 13/1. Cách Trung Quốc phản ứng với những sự kiện trên đảo Đài Loan có thể quyết định liệu mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có trở nên nghi ngờ lẫn nhau hay không.

Hai ứng viên Lại Thanh Đức và Tiêu Mỹ Cầm đang dẫn đầu trong các cuộc khảo sát dư luận. Các cuộc bầu cử trên hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình đã làm căng thẳng leo thang, đáng chú ý nhất là vào năm 1996 khi các cuộc tập trận quân sự và thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc trước cuộc bầu cử tại Đài Loan đã thúc đẩy Mỹ cử một lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay đến khu vực.

Lần này, chính quyền Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự và chính trị, coi cuộc bầu cử này là sự lựa chọn giữa “hòa bình và chiến tranh”, gọi chính quyền Đài Bắc là những kẻ ly khai nguy hiểm và kêu gọi người dân Đài Loan đưa ra “lựa chọn đúng đắn”.

Một số nhà phân tích tin rằng Chủ tịch Tập Cận Bình, với kỳ vọng tránh xa xung đột, sẽ tiết chế phản ứng quân sự của Trung Quốc nếu ứng viên Lại Thanh Đức chiến thắng.

Nhưng Đài Loan đang cảnh giác cao độ trước các hoạt động của Trung Quốc, cả quân sự và chính trị, trước cuộc bầu cử đầu năm 2024.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2024 có thể sẽ có tác động lớn lao hơn diễn biến đầu năm tại Đài Loan. Ngoại trừ những bất ngờ vào phút chót, cuộc bầu cử nhiều khả năng sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống Biden và ứng viên của đảng Cộng hòa Donald Trump.

Trong khi cuộc tranh luận giữa hai chính trị gia lão luyện này chắc chắn sẽ có những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc, nhưng ông Tập sẽ tập trung hơn vào một câu hỏi: Liệu ông Trump có trở lại nắm quyền không?

Chuyên gia Yun Sun, giám đốc Trung tâm Stimson ở Washington, cho biết: “Khi người Trung Quốc nghĩ về cuộc bầu cử vào năm tới, việc Trump trở lại sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của họ”.

Mối quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama đã nhường chỗ cho một cuộc chiến thương mại toàn diện dưới thời Trump, kèm theo đó là những cáo buộc về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và những căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan.

Ở một khía cạnh nào đó, sự trở lại của Trump có thể là một lợi ích địa chính trị cho Trung Quốc. Tổng thống Biden đã khéo léo gia tăng áp lực lên chính quyền Bắc Kinh bằng cách duy trì các mức thuế quan thời Trump, bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và củng cố các liên minh của Mỹ.

Nếu Trump cùng chủ nghĩa biệt lập trở lại một lần nữa, đồng nghĩa với việc Mỹ rút lui khỏi các liên minh, thì điều đó có thể có lợi cho giới lãnnh đạo Trung Quốc, những người cảm thấy bị sức mạnh của Mỹ bao vây.

Bà Sun cho biết, mặc dù không hài lòng với Biden nhưng các nhà cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận một nhà lãnh đạo tuân theo các quy tắc can dự và mối quan hệ bán chức năng Mỹ-Trung. Trong khi ông Trump là một lãnh đạo rất khó đoán định.

“Dưới thời Trump, không có cuộc trò chuyện có ý nghĩa nào về bất cứ điều gì. Thay vào đó là sự leo thang căng thẳng không thể ngăn cản được", vị chuyên gia nhận định.

Xung đột chất bán dẫn

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm ngăn chặn các chất bán dẫn tiên tiến nhất lọt vào tay Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được tăng cường trong năm 2024.

Tháng 10 vừa qua, Mỹ đã thắt chặt các hạn chế hiện có, tạm dừng bổ sung các loại chip cao cấp và ngăn chặn các lỗ hổng. "Một bản cập nhật" của lệnh cấm xuất khẩu chip có thể sẽ diễn ra vào năm 2024 khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết sẽ có một bản cập nhật "ít nhất là hàng năm".

Mặc dù có tranh luận về việc các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã ngăn chặn công nghệ này đến Trung Quốc hiệu quả đến mức nào, nhưng chính quyền Bắc Kinh đã phải nỗ lực chống lại các hạn chế, đặc biệt vì việc trả đũa các doanh nghiệp Mỹ có thể làm mất đi nguồn vốn nước ngoài mà Trung Quốc cần để kích thích nền kinh tế đang tìm kiếm động lực phát triển.

Một đòn bẩy mà Trung Quốc có là vị thế hàng đầu của mình với tư cách là nhà cung cấp đất hiếm, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất chip. Vào tháng 7, Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu một số kim loại hiếm như gali và gecmani.

Sự căng thẳng từ các lệnh cấm vận sẽ chỉ gia tăng khi chính quyền Mỹ trấn áp những hành vi vi phạm các quy định mới của mình.

Chính quyền Biden đã thành lập một đội đặc nhiệm vào năm 2023 để chống lại những nỗ lực chiếm đoạt trái phép công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách Thực thi Xuất khẩu Matthew S. Axelrod cho biết rằng các cuộc điều tra về những vi phạm rõ ràng liên quan đến xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc đang được tiến hành và “chúng tôi dự đoán những nỗ lực đó sẽ dẫn đến các hành động thực thi xuất khẩu đáng kể vào năm 2024”.

Theo Reuters
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.