Một công ty của Microsoft cho biết, họ đang thử nghiệm một loại công cụ mới cho phép các lập trình viên tạo các phần mềm ứng dụng giọng nói AI chỉ bằng một bộ lệnh duy nhất. Trước đây, quá trình này yêu cầu phải trải qua ít nhất 3 bước: đầu tiên là chuyển đổi giọng nói; sau đó chạy mô hình tạo văn bản để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi; và cuối cùng là sử dụng mô hình chuyển đổi văn bản thành giọng nói riêng biệt.
Một phần lớn doanh thu của OpenAI đến từ việc có nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ của công ty này, nhằm tạo nên các phần mềm ứng dụng AI của riêng họ. Điều này khiến việc nâng cấp các khả năng của AI trở thành điểm cốt lõi để kinh doanh. Cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng nóng lên khi các “ông lớn công nghệ” như Alphabet - công ty mẹ của Google, tích hợp các mô hình AI có khả năng xử lý các dạng thông tin khác nhau như video, ghi âm và văn bản trên toàn bộ nền tảng của họ.
Doanh thu của OpenAI vào năm 2024 là 3,7 tỷ USD, theo Reuters, dự kiến doanh thu sẽ tăng lên 11,6 tỷ USD vào năm tới. Công ty này cũng đang trong quá trình gây quỹ 6,5 tỷ USD để có thể định giá công ty ở mức 150 tỷ USD.
Từ đợt triển khai kế hoạch vào ngày 1/10/2024, OpenAI giới thiệu một công cụ “fine-tunning” - tinh chỉnh, giúp mô hình chuyên môn hóa và tối ưu hóa cho một nhiệm vụ cụ thể, cho phép các lập trình viên cải thiện những kết quả mà AI tạo ra bằng hình ảnh và văn bản. Quá trình tinh chỉnh này bao gồm nhận phản hồi từ người dùng, chính người dùng sẽ huấn luyện cho AI bằng việc cung cấp các mẫu câu trả lời.
Việc cung cấp hình ảnh cho quá trình tinh chỉnh sẽ giúp AI còn giúp hình dung rõ hơn, nâng cao khả năng của các ứng dụng như tìm kiếm bằng hình ảnh và phát hiện đối tượng cho việc phát triển loại xe lái tự động.
Công ty của Microsoft cũng tiết lộ sẽ có một công cụ cho phép các mô hình nhỏ hơn học hỏi từ các mô hình lớn hơn, cùng với "Prompt Caching" - bộ nhớ đệm nhắc nhở, giúp cắt giảm một nửa chi phí phát triển bằng cách sử dụng lại các phần văn bản mà AI đã xử lý trước đó.