Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  "Tôi luôn mong muốn mang lại nhiều hơn nữa lợi ích cho cộng đồng nói chung và sức khỏe của mỗi người dân Việt Nam nói riêng... Tôi tâm niệm sẽ tích cực tham gia, đóng góp nhiều hoạt động hơn nữa cùng Trung tâm Thông tin UNESCO, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, dù khoảng cách địa lý giữa nơi tôi đang sống - Ba Lan và Việt Nam là thách thức đáng kể".
Ông Nguyễn Duy Cương (ở giữa) vinh dự nhận Danh hiệu cao quý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng
Ông Nguyễn Duy Cương (ở giữa) vinh dự nhận Danh hiệu cao quý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng

Đó là nội dung bài tham luận “Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe manh” củaông Nguyễn Duy Cương tại Hội nghị quốc tế kỉ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam vừa được tổ chức hôm 19/10 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Duy Cương, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu và Thương mại Quốc Tế Phương Đông; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tinh Hoa Thảo Mộc Phương Đông; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Kỹ năng sống S-life; Tổng Giám đốc Công ty Golden Period sp. Z o.o tại Ba Lan. Ông là người Đồng sáng lập Trung tâm Y tế Thế hệ mới (NEWGEN) tại Ba Lan, là người sáng lập “Cửa Sổ Vàng” với gần 3 triệu thành viên. Ông cũng được biết đến với vai trò là Chủ tịch Hội đồng khoa học về Giáo dục đào tạo, Hợp tác quốc tế của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ngày 19/10 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội), ông Nguyễn Duy Cương là đại biểu danh dự tham gia Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò đóng góp của các Hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (1993 – 2023).

Hội nghị có sự tham dự của ông Hoàng Hữu Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO, Phó Tổng thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; ông George Christophides – Chủ tịch Danh dự Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới, Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Cộng hòa Síp; Ông Yuji Suzuki, Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới, hiện là Tổng Thư ký Liên hiệp UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương, Tổng Giám đốc Liên hiệp UNESCO Nhật Bản; nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam…

Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh ảnh 1
Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh ảnh 2

Hội nghị quốc tế do LH các Hội UNESCO tổ chức quy tụ hơn 500 học giả, các nhà khoa học và những người đang tham gia công tác UNESCO trên thế giới và Việt Nam

Hội nghị quốc tế nhằm tổng kết và đánh giá chặng đường 30 xây dựng và phát triển của VFUA, để rút ra những bài học, kinh nghiệm và đưa ra phương hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của VFUA và phong trào UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam. Hội nghị cũng là dịp để hơn 500 học giả, các nhà khoa học và những người tham gia công tác UNESCO trên toàn thế giới và Việt Nam giao lưu, học hỏi bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng và phát triển phong trào UNESCO, cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sáng kiến, phương pháp và mô hình hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh ảnh 3

Sự kiện có sự góp mặt của ông George Christophides – Chủ tịch Danh dự Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới, Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Cộng hòa Síp

Theo lời ông Nguyễn Duy Cương, sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm Đông y, tuổi thơ của ông sống trong hương thảo dược và những vị thuốc quý. Mong muốn chữa bệnh cứu người nhen nhóm từ những ngày thơ bé, như một “bản năng” thôi thúc ông theo ngành Y, đó là lý do vì sao ông “đầu quân” vào Đại học Y, chuyên ngành Nội. Là người may mắn được tiếp cận cả Đông y và Tây y hiện đại, ông Nguyễn Duy Cương luôn khao khát vận dụng những kiến thức quý báu của mình để cống hiến cho đời.

Báo Ngày Nay xin trích dẫn nội dung bài tham luận của ông Nguyễn Duy Cương:

Những hoạt động kết nối với Trung tâm Thông tin UNESCO

Trong quá trình công tác trong và ngoài nước, tôi có cơ hội biết đến Trung tâm Thông tin UNESCO (gọi tắt là UNET), một cơ quan trực thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Bên cạnh việc theo đuổi lý tưởng và mục tiêu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc như thúc đẩy việc truyền bá các mục tiêu, chương trình hoạt động của UNESCO nhằm góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước, tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới; trọng tâm hoạt động của UNET được cụ thể hóa bằng những lĩnh vực về công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản thông tin điện tử phục vụ cho đời sống cộng đồng, đặc biệt là những lĩnh vực thông tin cần thiết cho cộng đồng và phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu phát triển của xã hội và đất nước.

Trung tâm cũng hợp tác, tư vấn cho các cơ quan, tổ chức về các lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin; duy trì các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, chương trình khác của Liên Hợp Quốc như FAO, WHO, UNEP, UNIDO, PICD, UNICEF… UNET cũng là tổ chức phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho đời sống cộng đồng, ưu tiên các ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa…

Qua nghiên cứu nhiệm vụ và quyền hạn của UNET, tôi nhận thấy cơ quan có rất nhiều điểm chung với các hoạt động tôi đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai trong để mang lại nhiều hơn những lợi ích cho cộng đồng nói chung và sức khỏe của mỗi người dân Việt Nam nói riêng. Điểm chạm này đã trở thành cây cầu nối để trong quá trình qua tôi tích cực tham gia, đóng góp nhiều hoạt động hơn nữa cùng Trung tâm Thông tin UNESCO, dù khoảng cách địa lý giữa nơi tôi đang sống, Ba Lan, và Việt Nam là thách thức đáng kể.

Có thể nói, dù sinh sống tại Ba Lan nhưng tôi vẫn luôn hướng về Việt Nam và không ngừng cống hiến những giá trị tốt đẹp cho người dân quê nhà. Tôi đã sáng lập ra Cộng đồng “Cửa Sổ Vàng” với gần 3 triệu thành viên. Đây là chương trình được thiết kế nhằm huấn luyện cho các bậc phụ huynh có con nhỏ nằm trong giai đoạn cửa sổ từ 0-6 tuổi.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, tôi được biết đến là một diễn giả, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển cá nhân và khai phá năng lực tiềm ẩn con người. Tôi từng có cơ hội huấn luyện và đào tạo cho hàng trăm nghìn người, rất nhiều người đã thay đổi được cuộc sống nhờ những kỹ năng huấn luyện trong chương trình.

Đồng thời, tôi cũng chung sức xây dựng quê hương bằng những hoạt động thiện nguyện như: Tặng trạm biến áp 400 KVA cho xã Tiên Kiên (Phú Thọ); Tặng các sản phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch cho Thị trấn Hùng Sơn, xã Xuân Huy, xã Bản Nguyên, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, xã chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hoạt động thiện nguyện trải khắp cả 3 miền: Tặng gạo, dầu ăn, tinh dầu hỗ trợ phòng chống dịch COVID năm 2020 và tặng quà tết, tiền mặt cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn phường An Phú, Tp Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh năm 2023; Đồng hành với Quỹ CARITAS tài trợ 150 ca mổ mắt tại Thanh Ba - Phú Thọ, 100 ca mổ mắt tại Văn Yên - Yên Bái và 100 ca mổ mắt tại Đoan Hùng - Phú Thọ;

Tặng xe máy, bóng điện năng lượng mặt trời, hỗ trợ sửa nhà thờ tại xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La; Tài trợ 1/3 chi phí xây dựng mới Nhà thờ Đồng Huê huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; Cùng với Công ty NEWGEN và cộng đồng Cửa Sổ Vàng tài trợ xây nhà thờ công giáo tại Tiên Kiên… Tặng xe ô tô cho nhà thờ xóm Bướm, giáo xứ Tiên Kiên; Tặng xe ô tô cho Chủng viện Sơn Tây, Giáo phận Hưng Hóa; Tặng xe ô tô cho Quỹ CARITAS Hưng Hóa; Ủng hộ, tham gia cùng Tạp chí Thương Gia và Thị Trường thực hiện chương trình An sinh Xã hội và chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng; ủng hộ kinh phí và tham gia tích cực, góp phần quan trọng vào thành công chương trình Về nguồn "Thắp sáng ngọn lửa tri ân" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại tỉnh Quảng Trị năm 2023; Tài trợ Chương trình Tri ân Ca nhạc đặc biệt Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ Quốc Gia Vị Xuyên - Hà Giang năm 2023; Đồng tài trợ chương trình "Đêm hái sao mơ" Trung thu yêu thương 2023...

Nhờ những công tác cộng đồng và thiện nguyện nói trên, tôi có vinh dự nhận nhiều bằng khen từ Trung tâm Thông tin UNET nói riêng và Liên hiệp Các Hội UNESCO nói chung.

Những thách thức về sức khỏe toàn cầu và giải pháp từ Dr Cương

Là người gắn bó lâu năm trong lĩnh vực y tế, tôi nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang có nhiều thách thức, một trong số đó là các bệnh không lây nhiễm (NCDs) trở thành gánh nặng toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Chi phí chăm sóc sức khỏe vẫn luôn là vấn đề nan giải với nhiều người.

Thời kỳ hội nhập hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức mới cho toàn cầu. Một trong những thách thức quan trọng nhất là làm thế nào để nâng cao sức khỏe cộng đồng và đối phó với thách thức hiện nay.

Theo tôi, những thách thức về sức khỏe mà toàn cầu đang đối mặt là:

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát hưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và thế giới thì vẫn phải đối mặt nhiều thách thức cũ và mới (như tình trạng chậm tiêm chủng hay nguy cơ dịch bệnh trỗi dậy).

Thứ hai, nhìn chung các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, HIV/AIDS, sốt rét, bệnh lao, tiêu chảy đều có số lượng giảm tương đối mạnh, tuy nhiên chúng vẫn là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.

Thứ ba, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh Alzheimer là những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 74% tổng số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2020.

Thứ tư, nhân loại đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo WHO, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, làm tăng số ca mắc bệnh sốt rét, bệnh lao, Alzheimer, gia tăng các bệnh ung thư, tim mạch và dẫn đến sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Thứ năm, một trong những thách thức của thời đại chính là tăng trưởng dân số. Theo WHO, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng lên 8,5 tỷ người vào năm 2030. Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống y tế và các chính sách chăm sóc sức khỏe.

Thứ sáu, sự gia tăng của kháng kháng sinh là một thách thức dai dẳng và cấp bách, có nguy cơ đưa nền y học hiện đại trở lại hàng thập kỷ trước.

Thứ bảy, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ít nhất một nửa dân số thế giới hiện nay không thể tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết, phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, không đủ nước, điều kiện vệ sinh và môi trường cơ bản để hoạt động.

Thứ tám, việc lồng ghép giáo dục về sức khỏe tình dục, sinh sản đang là thách thức lớn của nhiều quốc gia khi tình trạng giáo dục tình dục toàn diện không đầy đủ, mang thai ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe bà mẹ, phá thai không an toàn,… vẫn còn xảy ra.

Thứ chín, bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng là một thách thức lớn, cần được quan tâm chăm sóc. Rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới và không có bằng chứng nào cho thấy gánh nặng này giảm kể từ năm 1990.

Cuối cùng, an toàn thực phẩm, thiếu thốn về thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là một trong những thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay. Hàng năm có tới gần 1/10 người bị bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức y tế và toàn xã hội.

Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh ảnh 4

Ông Nguyễn Duy Cương là đại biểu danh dự tại Hội nghị quốc tế kỉ niệm 30 năm thành lập UNESCO Việt Nam diễn ra ngày 19/10/2023 tại Hà Nội

Xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện đại

Trước những thách thức đó, nhu cầu chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên thế giới tăng cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới từ năm 2000 đến 2020 đã tăng từ 66,8 tuổi lên 73,8 tuổi. Điều này dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Tại Việt Nam, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng có xu hướng tăng. Những năm gần đây, Việt Nam có tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Campuchia. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2000 đến năm 2020, chi phí chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đã tăng từ 6,5% GDP lên 10,2% GDP.

Hiện nay có rất nhiều xu hướng chăm sóc sức khỏe, trong đó có thể kể đến xu hướng tận dụng trí tuệ nhân tạo AI, ứng dụng thực tế ảo AR và xu hướng chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Những thách thức và xu hướng chăm sóc sức khỏe trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là cần đẩy mạnh phòng bệnh, đồng thời tăng cường mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt và nâng cao giáo dục nhận thức về sức khỏe. Hơn hết, trong thời kỳ hội nhập, áp lực cuộc sống có thể dẫn đến căng thẳng tinh thần nên các vấn đề tâm lý, sức khỏe tinh thần cũng cần được quan tâm hỗ trợ điều trị.

Là một bác sĩ, chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tôi đã và đang không ngừng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm thảo dược an toàn, uy tín, có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên giúp hỗ trợ, giải quyết các vấn đề sức khỏe.

Trong quá trình đó, tôi luôn đề cao tăng cường học hỏi, hợp tác, giao lưu quốc tế để áp dụng và đưa vào thị trường Việt những sản phẩm, TPCN chất lượng, phù hợp nhu cầu của người dân. Không những thế, tôi sẽ tiếp tục hợp tác đầu tư vào các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lọc máu và tế bào gốc.

Bên cạnh sức khỏe thì chăm sóc sắc đẹp cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong và ngoài nước. Thị trường chăm sóc sắc đẹp trên toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, khi mức sống tăng lên, người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn nhiều lo ngại về việc mỹ phẩm chứa các hóa chất độc hại và đã bắt đầu chuyển sự quan tâm tới các loại sản phẩm với thành phần thảo dược, hữu cơ, mỹ phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Không chỉ đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tôi cũng dành sự quan tâm đáng kể cho việc chăm sóc sắc đẹp của mọi người. Tôi khuyến khích mọi người tập thể dục, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp để có được một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Với tôi, “Đẹp nhưng vẫn phải khỏe”. Bên cạnh quy trình sản xuất tiêu chuẩn, tôi cho rằng mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ chống hàng giả, giúp bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc nâng cao chăm sóc sức khỏe cộng đồng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sắc đẹp đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực và nỗ lực của các cấp, ban ngành và toàn xã hội. Vì mục tiêu xây dựng một tương lai đáng sống và phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Với quan điểm “Chỉ có những điều tốt đẹp mới tạo nên cuộc sống tốt đẹp”, cá nhân tôi mong muốn đóng góp cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng trong việc đầu tư, nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.