NSƯT Kim Oanh nói gì khi bị ghét cay ghét đắng trên phim giờ vàng?

Nhân vật Linh do NSƯT Kim Oanh đảm vai xuất hiện ở tập nào cũng khiến cho người xem “sôi máu” vì “xấu từ ngoài vào trong”. 
Ngoài đời, nữ diễn viên là người cá tính nhưng rất dễ gần.
Ngoài đời, nữ diễn viên là người cá tính nhưng rất dễ gần.

Sau một thời gian dừng phát sóng, bộ phim “Đừng bắt em phải quên” của đạo diễn Vũ Minh Trí đã trở lại thay thế cho bộ phim “Nhà trọ Balanha”. Các tập gần đây đều xoay quanh mối quan hệ giữa Linh (Kim Oanh), Luân (Hoàng Hải) và Ngân (Quách Thu Phương).

NSƯT Kim Oanh từng được khán giả biết đến qua nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng: Sống ở đáy sông, Những ngọn nến trong đêm, Ma làng, Máy bay ký sự, Chiều ngang qua phố cũ… Với lối diễn ấn tượng và sáng tạo, NSƯT Kim Oanh thường được các đạo diễn nhắm đến cho các vai phản diện.

Nữ diễn viên chia sẻ, bình thường, cứ cách hai năm chị sẽ tham gia một phim. Nhưng năm 2018, chị nhận lời làm giám khảo “Gương mặt thân quen” nên đến năm 2020 này chị mới trở lại với vai Linh trong “Đừng bắt em phải quên”.

Với Kim Oanh, mỗi người có một quan điểm làm nghề khác nhau. Bản thân chị không thích nổi lên một lúc rồi vụt tắt mà đích hướng đến của chị là bền lâu, đường dài.

“Nếu nghĩ, làm diễn viên chỉ có thời thôi thì tôi không làm đến bây giờ. Tôi thích câu: “Phong độ là nhất thời còn đẳng cấp là mãi mãi”. Nếu như mình có khả năng thì sẽ được khán giả đón nhận. Cứ hai năm một lần, tôi lại muốn xuất hiện ấn tượng, dù xấu hay đẹp thì cũng phải ấn tượng. Tôi không dùng scandal để tiến thân. Mọi việc đến với tôi đều chưa bao giờ bất ngờ”, Kim Oanh nói.

Nói về việc bị ghét trên phim, Kim Oanh thừa nhận, chưa có bộ phim nào chị không bị “ném đá”. Thậm chí, cho đến bây giờ vẫn có khán giả chửi chị vì vai Mây - người phụ nữ đã đẩy nhân vật Núi (Xuân Bắc) vào đường cùng ngõ tận trong “Sống ở đáy sông”.

 “Thực ra, chưa một bộ phim nào mà tôi không bị ném đá cả. Chẳng qua là ngày xưa người ta ném đá khó hơn vì không có mạng xã hội thôi (cười lớn). Bây giờ, họ sẽ mượn bàn phím để bày tỏ thái độ luôn chứ không chịu đựng như ngày xưa. Tôi chưa đóng vai nào mà được khán giả thương yêu cả.

Về tâm lý, khán giả luôn muốn nghệ sĩ phải diễn như mình tưởng tượng nhưng tôi không làm theo cách mà khán giả muốn nên người ta phản ứng là chuyện bình thường. Tôi không muốn mình rập khuôn, bắt chước theo một cái gì cả. Nếu có ai mời tôi làm phim thì phải đồng sáng tạo chứ tôi không làm theo đạo diễn như một cái máy. Khi sáng tạo sẽ có rủi ro nhưng tôi là người không sợ rủi ro hay thất bại. Tôi làm theo cách của tôi. Tôi không quan tâm đến việc người ta không thích. Tôi không muốn đưa đến khán giả những thứ họ có thể đoán được.

Khi đọc xong kịch bản phim “Đừng bắt em phải quên”, tôi thấy ghét cay ghét đắng nhân vật Linh. Vậy thì lý do gì mà bắt khán giả phải yêu tôi? Bản thân tôi là chủ thể còn thấy rằng, nhân vật Linh quá vô duyên. Tôi có nói với chị Quách Thu Phương và anh Hoàng Hải là nhân vật này ghét quá. Nếu như nhân vật của tôi đáng yêu thì ai sẽ thích nhân vật của chị Quách Thu Phương? Phải có một người ghét như Linh thì mới có các nhân vật được yêu chứ. Đúng không?”, Kim Oanh nói.

Nói về cách tạo hình mái tóc “như chọc vào mặt người khác” của nhân vật Linh, Kim Oanh cho biết, kiểu tóc ấy do chị tự nghĩ ra. Mục đích là để làm sao cho khán giả ghét thậm tệ nhân vật này.

“Tôi rất thích để cho người ta tò mò về mình, nhân vật của mình, tôi muốn khán giả phản biện ngay với nó, nên chỉ cần tôi cười và nhìn bộ tóc thôi đã đủ ghét rồi. Bị ghét thì không cần lý do, nhu cầu của tôi là cần khán giả ghét, nhưng nhỡ biết đâu, sau này khán giả lại yêu tôi thì sao?”, Kim Oanh hóm hỉnh.

Theo Kim Oanh, có rất nhiều cách để thể hiện sự quỷ quyệt của nhân vật. Nhưng nếu khán giả thông minh sẽ hiểu rằng, đâu là phần nhân vật, đâu là phần diễn viên. Với chị, ngay từ đầu chị đã xác định 100% khán giả sẽ ghét mình.

Theo Dân Trí
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.