Nữ đại biểu HĐND rất buồn vì sáng kiến 'lu chống ngập' bị hiểu sai, chế giễu

Đại biểu HĐND TP.HCM Phan Thị Hồng Xuân cho rằng sáng kiến “dùng lu chống ngập” của mình bị một số người hiểu sai và chế giễu khiến bà rất buồn.
Đại biểu HĐND TP.HCM - Phan Thị Hồng Xuân
Đại biểu HĐND TP.HCM - Phan Thị Hồng Xuân

Sáng ngày 13/7/2019, bên lề ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp HĐND TP.HCM, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho biết hôm qua bà có đề xuất kiến nghị UBND TP về giải pháp chống ngập bằng lu nước.

“Giải pháp dùng lu chống ngập của tôi đưa ra không sai nhưng cách nói quá dân dã đã làm một số người hiểu sai và chế giễu. Tôi cảm thấy rất buồn” - bà Hồng Xuân chia sẻ.

Nữ đại biểu HĐND cho biết, bà sinh ra và lớn lên từ nông thôn và không lấy mác PGS.TS để phát biểu mà lấy từ kinh nghiệm gốc gác của mình.

Bà cho biết là người dân sống trong vùng triều cường, ngập nước nên bà chia sẻ với tư cách đại biểu HĐND, là người dân TP, gần gũi và thực tế. Do vậy, bà không nghĩ rằng phát biểu của mình có thể tạo ra sự "nổi tiếng" hay "tai tiếng" như vậy.

Nói thêm về sáng kiến dùng lu chống ngập gây ‘bão’ dư luận, bà Hồng Xuân cho biết, sáng kiến trên không phải do bà tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua.

JICA cho rằng, nếu TP.HCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3 thì vừa góp phần chống ngập vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bà Hồng Xuân cho biết, theo góc nhìn của bà về nhân học nên bà dùng từ "cái lu" vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian, nhưng mọi người lại đẩy câu chuyện quá xa. Nếu bà dùng cụm từ ‘dụng cụ chứa nước’ thay vì nói "cái lu" thì chắc không bị ném đá như vậy.

Hôm qua, ngày thứ 2 của kỳ họp HĐND có báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án chống ngập trên địa bàn TP.

Ngay sau đó, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân có đề xuất về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập.

Theo chia sẻ của bà Xuân, đứng trên góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp hiện nay.

“Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước.

Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”- đại biểu Phan Thị Hồng Xuân ‘hiến kế’.

Bà Xuân cũng cho rằng, đây là một sáng kiến, một giải pháp rất dễ và mọi người dân đều tham gia để cùng thành phố chung tay chống ngập do mưa.

Sáng nay, trao đổi với PV VietNamNet bên lề kỳ họp HĐND TP.HCM, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, hôm qua đại biểu Phan Thị Hồng Xuân có đề xuất về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập gây phản ứng trái chiều.

"Ý thì tốt nhưng chị chuyển dịch ý chưa tới. Ý của chị Phan Thị Hồng Xuân là mường tượng cái lu được sử dụng ở dưới quê để thay bằng những hồ điều tiết ở TP. Tuy nhiên, có thể do thời gian ngắn nên nói không hết ý" - ông Võ Văn Hoan nhận xét.

Theo ông Hoan, sáng kiến dùng lu không thể là giải pháp chống ngập ở TP. Đồng thời ông cho rằng xây dựng những hồ điều tiết lớn ở những công viên, khu đô thị mới thì hợp lý hơn vì có thể giúp tạo cảnh quan, làm mát, chống ngập. 

Theo Vietnamnet
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.