Nữ nhà báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021 Maria Ressa được mệnh danh trụ cột của Tự do báo chí

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nữ nhà báo kỳ cựu người Mỹ gốc Philippines Maria Ressa (58 tuổi), người được trao giải Nobel Hòa bình ngày 8/10/2021, là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của trang tin trực tuyến Rappler. Trước đó, bà Maria Ressa cũng đã dành gần hai thập kỷ làm phóng viên điều tra ở Đông Nam Á, sau đó là Giám đốc văn phòng cho hãng tin CNN. Bà được xem như biểu tượng toàn cầu của cuộc đấu tranh cho tự do báo chí, người giữ đường lối cho tự do truyền thông và sự thật.
Nữ nhà báo Maria Ressa đã trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do báo chí tại Philipines. Ảnh: ifex
Nữ nhà báo Maria Ressa đã trở thành một biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do báo chí tại Philipines. Ảnh: ifex

Maria Ressa đã công tác trong lĩnh vực báo chí trong hơn ba thập kỷ, công việc đã đưa bà đến nhiều vùng chiến sự và tòa soạn trên khắp Đông Nam Á. Bà đã thực hiện rất nhiều điều tra, báo cáo về sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố ở châu Á, các vụ giết người bằng ma túy ở Philippines và việc vũ khí hóa các phương tiện truyền thông xã hội.

Từ “Rappler” là sự kết hợp của từ “rap” (nói chuyện hoặc thảo luận) và “ripple” (tạo ra sóng).

Cựu giám đốc văn phòng CNN quyết định thành lập trang web tin tức Rappler vào năm 2012, tập hợp các báo cáo đa phương tiện và phương tiện truyền thông xã hội để cung cấp thông tin sâu sắc về các sự kiện thời sự tại Philippines và các hoạt động của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte. Kể từ khi thành lập, Rappler đã thực hiện nghiêm túc sứ mệnh của báo chí là “nói sự thật”, bất chấp những rủi ro liên quan.

Sau khi ông Duterte lên nắm quyền và triển khai "cuộc chiến chống ma túy" đẫm máu khiến nhiều người thiệt mạng. Rappler và các mạng truyền thông lớn khác đã đăng tải những hình ảnh, thông tin gây shock liên quan đến sự việc để vạch trần những vi phạm nhân quyền khủng khiếp diễn ra dưới thời chính phủ Duterte. Vào năm 2016, Rappler đã xuất bản một loạt bài gồm ba phần mô tả chi tiết việc vũ khí hóa internet nhằm mục đích bịt miệng những người chỉ trích Duterte. Năm 2018, họ đã sản xuất bộ phim từng đoạt giải thưởng "Murder in Manila" (Vụ giết người ở Manila).

Bà Ressa và Rappler đã phải đối mặt với 11 cáo buộc, hai vụ bắt giữ và điều tra hình sự, cũng như những đe dọa trên không gian mạng. Theo nữ nhà báo, ước tính có tới 90 tin nhắn quấy rối vào email và tài khoản mạng xã hội cá nhân mỗi giờ vào cuối năm 2016.

Năm 2020, bà Maria Ressa bị giới chức Philippines kết án vì tội danh vi phạm luật chống tội phạm mạng. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm nhân quyền và các nhà báo toàn cầu.

Trang tin Rappler đã phải đấu tranh để tồn tại khi chính quyền Tổng thống Duterte tuyên bố hãng này đã vi phạm lệnh cấm của hiến pháp đối với quyền sở hữu nước ngoài trong việc đảm bảo nguồn tài chính, cũng như bôi nhọ, lan truyền tin tức sai sự thật và trốn thuế. Tổng thống đã cấm các phóng viên của hãng vào dinh tổng thống, và ông gọi Ressa là một "kẻ lừa đảo". Các giấy tờ thành lập của Rappler cuối cùng đã bị thu hồi.

Nữ nhà báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021 Maria Ressa được mệnh danh trụ cột của Tự do báo chí ảnh 1

Phản ứng của bà đối với những rủi ro này, bao gồm cả các cuộc tấn công được nhà nước hậu thuẫn, luôn truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp: “Chúng tôi là nhà báo, và chúng tôi sẽ không bị đe dọa. Chúng tôi sẽ luôn soi sáng (cho sự thật)." Ảnh: Ted Aljibe

Ressa đã bị giam một ngày vào ngày 13/2/2019 liên quan đến khiếu nại về tội phỉ báng trên mạng của một doanh nhân đối với một bài báo trên Rappler xuất bản vào năm 2012. Bài báo bị cáo buộc bôi nhọ được xuất bản khi dự luật hình sự hóa tội phỉ báng trên mạng chưa được ký thành luật. Hơn nữa, Ressa đã không viết bài báo, nhưng được chỉ định là Giám đốc điều hành và biên tập viên điều hành của Rappler.

Ressa đã bị tòa án Manila tuyên có tội vào tháng 6/2020, một phán quyết đã thúc đẩy sự thành lập của một liên minh lớn các tổ chức xã hội dân sự và tự do báo chí trong nước và quốc tế để bảo vệ bà. Ressa kể từ đó đã kháng cáo bản án của mình và tiếp tục phải đối mặt với các vụ án đang chờ xử lý khác khiến bà không thể rời khỏi đất nước mà không có bảo lãnh.

Tôi là một tấm gương cảnh báo cho những nhà báo nói quá nhiều và đặt câu hỏi quá nhiều. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ thay đổi con người của mình. Đó là công việc của chúng tôi và miễn là hiến pháp còn giữ nguyên, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các quyền này.

Maria Ressa trả lời trong một cuộc phỏng vấn với The Daily Princetonian

Những cống hiến của Maria Ressa cho tự do báo chí, kết hợp với những cáo buộc, bắt giữ càng làm tăng danh tiếng cho hồ sơ quốc tế của bà và thu hút nhiều công nhận, chú ý từ quốc tế hơn. Danh sách các giải thưởng quốc tế dành cho bà cũng ngày càng nhiều hơn.

Bất chấp các rủi ro, nữ nhà báo vẫn quyết tâm ở lại Philippines và tiếp tục lên tiếng vì sự thật.

Tôi không nghĩ người đoạt giải thưởng này (Nobel Hòa Bình 2021) là tôi, mà đó là Rappler. Tôi - chúng tôi - đã tuyên bố điều này kể từ năm 2016, rằng chúng tôi đang đấu tranh cho sự thật.

Khi chúng ta sống trong một thế giới mà sự thật là điều dễ gây tranh cãi, khi các hãng thông tấn lớn nhất thế giới ưu tiên lan truyền cuộc sống chứa đựng sự giận dữ và thù hận, lan truyền nó nhanh hơn và xa hơn sự thật, thì báo chí sẽ trở thành hoạt động xã hội.

Vì vậy, trong cuộc chiến giành sự thật, tôi cho rằng Ủy ban Giải thưởng Nobel Hòa bình đã nhận ra rằng một thế giới không có sự thật là một thế giới không lòng tin.

Nữ nhà báo Maria Ressa

Nữ nhà báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021 Maria Ressa được mệnh danh trụ cột của Tự do báo chí ảnh 2

Là cựu giám đốc văn phòng của CNN tại Manila và Jakarta, bà Maria Ressa chuyên đưa tin khủng bố, theo dõi các mối liên hệ giữa các mạng lưới toàn cầu như Al-Qaeda và các nhóm chiến binh ở Đông Nam Á. Ảnh: Ted Aljibe

Bà đã chia sẻ một số kinh nghiệm của mình với tư cách là một phóng viên chiến trường trong hai cuốn sách: “Seeds of Terror: An Eyewitness Account of al-Qaeda’s Newest Center of Operations in Southeast Asia” (Hạt giống của khủng bố: Nhân chứng cho những hoạt động mới nhất của al-Qaeda ở Đông Nam Á) (2003) và “From Bin Laden to Facebook: 10 Days of Abduction, 10 Years of TerrorismTừ Bin Laden đến Facebook" (10 ngày Bắt cóc, 10 năm khủng bố) (2013).

Khi mọi người cố gắng bỏ chạy, bạn đang cố tìm đường vào. Tôi là một phóng viên xung đột, tôi đã làm việc trong các vùng chiến sự.

Nữ nhà báo Maria Ressa

Một số giải thưởng Maria Ressa đạt được trước khi giành được Nobel Hòa Bình 2021:

2017: Giải thưởng Dân chủ của Viện Dân chủ Quốc gia.

2018: Nhân vật của năm (Time Person) trao bởi Tạp chí Time; Giải thưởng Knight International Journalism 2018; Giải thưởng Cây bút vàng Tự do trao bởi Hiệp hội Báo chí và Nhà xuất bản Tin tức Thế giới; Giải thưởng Tự do Báo chí Gwen Ifill trao bởi Ủy ban Bảo vệ Nhà báo

2019: lọt vào Danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time; Giải thưởng Báo chí Columbia trao bởi Trường Báo chí Sau đại học - Đại học Columbial được vinh danh bởi Tổ chức Báo chí Canada; có tên trong Danh sách 100 phụ nữ của BBC.

2020: được vinh danh là một trong 25 thành viên của “Real Facebook Oversight Board”, một nhóm giám sát độc lập trên Facebook.

Theo The Guardian, ifex
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.