Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, gắn kết, cùng có lợi, trên cơ sở tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.

Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức tại thành phố Kumamoto từ ngày 23-24/4 với sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 6 nước ASEAN khác gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Thái Lan.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và với tình cảm cá nhân gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan ảnh 1
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thủ tướng khẳng định để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá. Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.

Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan ảnh 2
Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mê Công. Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần và tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước, mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.

Theo Chính phủ
Viettel Solutions đăng cai hội nghị dự án cáp quang biển ADC
Viettel Solutions đăng cai hội nghị dự án cáp quang biển ADC
(Ngày Nay) - Từ ngày 5/6 đến 9/6, Hội đồng dự án cáp biển ADC (Asia Direct Cable) đã tổ chức Hội nghị dự án cáp quang biển có băng thông lớn nhất Việt Nam tại Khách sạn Park Hyatt TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đăng cai tổ chức.
VNPT Face ID gây ấn tượng tại Asia Tech X Singapore 2023
VNPT Face ID gây ấn tượng tại Asia Tech X Singapore 2023
(Ngày Nay) - Tại Hội nghị thượng đỉnh Công nghệ châu Á 2023 (Asia Tech X Singapore 2023) , nhiều khách tham quan quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên với tốc độ phát triển của công nghệ Việt Nam sau khi trải nghiệm VNPT FaceID - công nghệ sinh trắc học khuôn mặt được ứng dụng trong Hệ sinh thái VNPT AI.
Làm rõ vụ hai nữ sinh bị đánh trong đợt tuyển sinh vào lớp 10
Làm rõ vụ hai nữ sinh bị đánh trong đợt tuyển sinh vào lớp 10
(Ngày Nay) - Liên quan đến đoạn clip một nhóm nữ sinh xô xát đang lan truyền trên mạng xã hội, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cho biết, vụ việc trên xảy ra tại phường Long Bình (thành phố Thủ Đức), trong thời gian toàn ngành tập trung lực lượng cho việc thi tuyển sinh vào lớp 10.
WHO khẩn trương cung cấp thiết bị y tế quanh đập Kakhovka
WHO khẩn trương cung cấp thiết bị y tế quanh đập Kakhovka
(Ngày Nay) - Ngày 8/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang nhanh chóng cung cấp các thiết bị y tế cần thiết đến các khu vực bị ngập lụt ở tỉnh Kherson (miền Nam Ukraine) sau vụ vỡ đập Kakhovka và sẵn sàng ứng phó với một loạt nguy cơ về sức khỏe bao gồm đuối nước, các bệnh liên quan đến nước như dịch tả và chấn thương tâm lý.
Gần 1.000 nghệ sỹ tham gia thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc
Gần 1.000 nghệ sỹ tham gia thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc
(Ngày Nay) - Ngày 8/6, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10-14/6 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20-26/6 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Thái Lan thiệt hại hơn 1 tỷ USD do biến đổi khí hậu
Thái Lan thiệt hại hơn 1 tỷ USD do biến đổi khí hậu
(Ngày Nay) - Ủy ban thường vụ liên hợp về thương mại, công nghiệp và ngân hàng Thái Lan (JSCCIB) cho biết hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 36 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) cho nền kinh tế Thái Lan trong năm 2023.