Nuôi kiến để... thay thuốc trừ sâu

Không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vườn cây ca cao, sầu riêng, chôm chôm của ông Đoàn Văn Le vẫn cho năng suất cao và được tiếng là sản phẩm sạch nhờ nuôi, phát triển đàn kiến vàng trong vườn cây.
Nuôi kiến để... thay thuốc trừ sâu

Nuôi kiến để... thay thuốc trừ sâu ảnh 1

Ông Đoàn Văn Le - người nuôi kiến bảo vệ vườn cây.

Hạn chế 80 - 90% sâu bệnh

Giữa mùa nắng nóng, khô hạn xảy ra ở nhiều nơi, nhưng vườn cây của ông Mười Le ở ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vẫn xanh tốt sum suê. Ca cao, sầu riêng, chôm chôm đang vào mùa cho trái nặng trĩu cây. Lạ ở đây là kiến vàng bám đầy trái, kiến bò đầy cây, kiến làm tổ. Kiến chuyền từ cây này sang cây khác bằng những sợi dây. Thỉnh thoảng từng nhóm kiến tha những con sâu mà chúng bắt được đưa về tổ.

Dẫn chúng tôi đi dưới tán cây, giới thiệu về kiến, thỉnh thoảng bị cả tổ kiến phủ, cắn lên đầu, ông Mười Le cũng chỉ nhẹ nhàng phủi vì sợ tổn hại đến kiến. Ông kể phải mất nhiều thời gian mới gây dựng được đàn kiến cho cả vườn cây này.

Với 4 ha vườn cây, mỗi năm ông Mười Le thu được hàng chục tấn ca cao, sầu riêng, chôm chôm. Nhờ đàn kiến diệt sâu bọ, ông Mười Le tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế được 80 - 90% sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc di chuyển của kiến giúp tỷ lệ thụ phấn cao.

Điều quan trọng mang lại đối với người nông dân này là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sẽ bảo vệ được sức khỏe con người và có được sản phẩm cây trái sạch.

Kinh nghiệm làm vườn đủ cho người nông dân này nhận biết để bảo vệ cây trồng, thông thường phải dùng các loại thuốc có độc tố cao để diệt trừ các sâu đục thân, ăn lá, ăn quả. Tuy nhiên, hóa chất chỉ trừ sâu tạm thời, trong khi độc tố của nó gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường.

Thu lợi hàng trăm triệu đồng

Việc nuôi kiến để làm vườn đến với ông Mười Le cũng hết sức tình cờ. Đó là vào năm 2007, thầy Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông Lâm TPHCM) ghé thăm vườn ca cao của ông. Thấy gần vườn là những khu rừng tràm có nhiều kiến vàng làm tổ, thầy Phước gợi ý nên đưa đàn kiến vào để bảo vệ cây.

Thời điểm đó ông Mười Le vẫn đang sử dụng thuốc trừ sâu phun xịt bảo vệ cây, sâu chết thì kiến cũng chẳng còn con nào. Nhớ lại hàng chục năm trước, thời cây trồng ở vườn không bao giờ xịt thuốc trừ sâu, nhưng cây trái vẫn không bị sâu bệnh nhờ kiến bắt sâu bọ. Nhưng thời đó chỉ làm vườn nhỏ, không quy mô. Với diện tích vài ha thì lấy đâu ra kiến.

Nhưng nghĩ lời thầy Phước thấy hay, cái hay trước tiên là bảo vệ sức khỏe cho mình. Ông Mười Le ngưng không sử dụng thuốc và bắt đầu tìm cách đưa kiến về vườn của mình. Để dẫn dụ kiến về vườn, ông Le đi khắp vùng tìm tổ của chúng, mang về vườn thả.

Nhưng khi đưa tổ về treo lên cây, thì hôm sau đàn kiến kéo đi nơi khác sinh sống. Nhiều người dân trong vùng hay chuyện, cho rằng ông Mười Le đang có “vấn đề không bình thường”.

Không nản chí, ông Mười Le thấy những nơi cây tràm giáp vườn là nơi không bị xịt thuốc nên kiến làm tổ sinh sống rất nhiều, ông dùng các loại dây nối từ các tổ kiến dẫn về các cây trong vườn và treo mồi là các loại lòng heo, lòng gà để dẫn dụ kiến về dần.

Mất khoảng 3 năm chấp nhận thiệt hại về năng suất cây trồng do không sử dụng thuốc trừ sâu, đến khi đàn kiến phát triển đều khắp vườn cây do có môi trường sống thích hợp thì cũng là thời điểm từ đó đến nay vườn cây của ông Mười Le được đàn kiến bảo vệ.

Có hàng triệu con kiến tỏa ra khắp nơi tìm bắt sâu bọ. Với khoảng 2.000 tổ kiến vàng khắp vườn cây, nông dân Mười Le còn phải cung cấp thêm thức ăn để nuôi dưỡng chúng.

Một phần nhờ vào kiến, mỗi năm ông Mười Le tiết kiệm gần 50 triệu đồng tiền phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch khoảng 50 tấn quả các loại, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Điều mà nông dân này tâm đắc và được đánh giá cao tại các buổi hội thảo khoa học về nông nghiệp là môi trường sản xuất nông nghiệp được duy trì cân bằng sinh học.

Mô hình nuôi kiến bảo vệ cây trồng của ông Mười Le được cán bộ khuyến nông Đồng Nai đánh giá là cách làm rất hay, không chỉ diệt trừ sâu bọ hiệu quả, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Theo TS Phạm Hồng Đức Phước (giảng viên Đại học Nông Lâm TPHCM) thì kiến vàng ông Đoàn Văn Le nuôi có tên khoa học là Oecophylla Smaragdina, thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, họ Formicidae. Đây là loại kiến không gây hại cây trồng và có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.

Theo Tiền phong

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.