Nghiên cứu được thực hiện 1 năm từ tháng 4/2021-3/2022 nhằm đánh giá mức độ ồn tại 10 địa điểm ở Dhaka. Kết quả cho thấy tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các khu vực được khảo sát. Cụ thể, mức độ ồn đều vượt tiêu chuẩn tại 96,7% các khu vực yên tĩnh, 91,2% khu dân cư, 83,2% khu phức hợp, 61% khu thương mại và 18,2% khu công nghiệp.
Phát hiện của CAPS nhấn mạnh ô nhiễm tiếng ồn gia tăng tại Dhaka, với 82% tổng số địa điểm được theo dõi có độ ồn đều vượt 60 decibel (dB). Dù Bangladesh ban hành Quy định kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được Bangladesh năm 2006, theo đó độ ồn cho phép ở mức 45 dB vào ban đêm và 55 dB vào ban ngày đối với các khu dân cư, và 60 dB vào ban đêm và 70 dB vào ban ngày đối với các khu thương mại, nhưng việc thực thi vẫn là gặp nhiều khó khăn.
Phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, việc bấm còi không cần thiết, sử dụng loa đài tràn lan và các nguồn khác gây độ ồn cao đang phá vỡ cuộc sống bình thường của thủ đô. Trong khi đó, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của ô nhiễm tiếng ồn vẫn còn thấp.
Giới chuyên gia y tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động lâu dài của ô nhiễm tiếng ồn. Độ ồn ở Dhaka cao hơn gấp đôi giới hạn cho phép, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ gây mất thính lực, mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và các biến chứng về tim. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ bị ảnh hưởng. Việc tiếp xúc với độ ồn 120 dB có thể lập tức gây tổn thương thính giác, trong khi việc tiếp xúc liên tục với tiếng ồn 85 dB khoảng 2h/ngày có thể dần làm suy giảm thính lực.
Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh Chính phủ và người dân Bangladesh cần lập kế hoạch dài hạn và thực thi chặt chẽ các luật pháp hiện hành hơn.