Ông Biden đau đầu với bài toán 'đóng hay mở cửa đất nước'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Joe Biden đang đứng trước một lựa chọn khó khăn nhằm thực hiện hóa cam kết tranh cử, Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ buộc phải lựa chọn hoặc ủng hộ hoặc phản đối một đợt phong tỏa toàn quốc nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19.
Ông Biden đau đầu với bài toán 'đóng hay mở cửa đất nước'

Hiện tại, việc có hay không phong tỏa là điều khiến ông Joe Biden phải đau đầu khi cân nhắc. Sau khi được tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ông Biden dành phần lớn thời lượng các bài phát biểu của mình để thúc giục người dân đeo khẩu trang và không chính trị hóa đại dịch.

Nhưng cuộc tranh luận đã trở nên sôi nổi hơn giữa các thành viên của ban cố vấn đại dịch mà ông Biden công bố trong tuần này. Cụ thể, tiến sĩ Michael Osterholm đã đề nghị phong tỏa từ 4-6 tuần cũng như hỗ trợ tài chính cho người dân. Tuy nhiên ý kiến này không nhận được sự ủng hộ của các thành viên khác trong tổ tư vấn.

Việc khắc phục hậu quả của đại dịch sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông Biden một khi lên cầm quyền vào tháng 1 năm sau. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Biden luôn xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng, cũng như cảnh báo về một "mùa đông đen tối" dưới thời đương kim Tổng thống Donald Trump.

Nhưng phong tỏa toàn quốc không phải là chủ đề có thể dễ dàng thảo luận trước công chúng. Thứ nhất, Tổng thống không thể một mình ban bố lệnh phong tỏa, nó đòi hỏi sự hỗ trợ của cả bộ máy chính trị, từ các quan chức địa phương tới tiểu bang. Nếu xử lý không khéo, ông Biden có thể làm gia tăng khoảng cách trong lòng xã hội Mỹ, thay vì hàn gắn như ông vốn cam kết.

Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Việc áp đặt lệnh phong tỏa sẽ tạo ra phản ứng dữ dội, tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu mọi người không tuân thủ các hạn chế".

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ sau cuộc bầu cử, ông Trump cũng cam kết không tiến hành phong tỏa toàn quốc. Dù vậy, tình hình dịch bệnh tại Mỹ vẫn tiếp tục leo thang.

Hiên nước Mỹ đã ghi nhận 10,6 triệu ca mắc COVID-19 và gần 250.000 ca tử vong. Số ca tử vong trung bình tăng lên khoảng 1.000 người mỗi ngày. Số ca mắc mới trong ngày cũng liên tục phá kỷ lục, dữ liệu hôm thứ Sáu của Đại học Johns Hopkins cho biết đã có hơn 184.000 người cho kết quả xét nghiệm dương tính.

Một số tiểu bang đang bắt đầu khôi phục lại các hạn chế từng được áp dụng hồi đầu năm. Nhưng các nhà lãnh đạo ở hầu hết các tiêu bang đang tiến hành một cách thận trọng do không muốn thổi bùng lên các cuộc biểu tình.

Tiến sĩ Vivek Murthy, cựu bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ, người đang là một trong những đồng chủ tịch của ban cố vấn về đại dịch của ông Joe Biden, cho biết các chuyên gia đang xem xét "một loạt các hạn chế có thể áp dụng hoặc giảm bớt" dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại từng tiểu bang.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden cam kết cung cấp xét nghiệm miễn phí cho người dân, thuê hàng nghìn nhân viên y tế để giúp thực hiện các chương trình truy vết người bệnh và hướng dẫn CDC cung cấp các chỉ dẫn rõ ràng, có thông tin từ chuyên gia cho các doanh nghiệp, trường học và quan chức địa phương về việc mở cửa trở lại ở các khu vực họ đã phong tỏa.

Để chuẩn bị cho các làn sóng trong tương lai, ông Biden sẽ chuẩn bị các nguồn lực của Bộ Quốc phòng để cung cấp năng lực cho cơ sở y tế, hỗ trợ hậu cần và bác sĩ cũng như nhân viên y tế khác nếu cần. Ông Biden cũng sẽ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất khẩu trang, tấm che mặt và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện.

Nhưng chính Biden đã châm ngòi cho một số tranh cãi về lập trường của ông đối với việc phong tỏa. Ban đầu, ông nói với hãng thông tấn ABC rằng ông sẽ "lắng nghe các nhà khoa học" nếu họ khuyên ông đóng cửa đất nước, và sau đó lại thay đổi quan điểm: “Theo tôi, sẽ không cần thiết để đóng cửa toàn bộ nền kinh tế".

Theo AP
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.