Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Các dữ liệu từ tàu vũ trụ Rosetta cho thấy nguồn nước trên Trái Đất không phải là do các sao chổi đem đến như giới khoa học đã xác định trước đây.
Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Theo Dailymail, trong vài tháng qua, trạm thăm dò vũ trụ Rosetta đã có những nghiên cứu kỹ càng hơn về những loại sao chổi được tin rằng đã mang lại nguồn nước cho Trái Đất của chúng ta từ hơn 4 tỷ năm về trước.

Các chuyên gia Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã nghiên cứu dữ liệu do tàu Rosetta thu thập được từ sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko và đánh giá nước trong sao chổi khác với nước trên Trái Đất.

Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất - anh 1

Hình ảnh của Rosetta đã mang đến những câu hỏi mới về nguồn nước trên Trái đất

Nguyên nhân ban đầu được đưa ra là do loại nước mới phát hiện này có chứa một đồng vị khác của khí Hydro - một nguyên tố tạo nên nước, gọi là nước nặng hay đơ-tơ-ri.

Loại bỏ khả năng này, vậy nguồn nước đang bao phủ 3/4 diện tích Trái Đất của chúng ta đến từ đâu? Có phải là sao chổi hay là cái gì khác? Câu hỏi được Kathrin Attwegg từ Trường Đại học Bern, Thụy Sĩ đưa ra trước công chúng trong buổi hội thảo khoa học thường niên vừa qua.

Kathrin Attwegg kết luận đó có thể là do sự va chạm từ các tiểu hành tinh khác. Tuy nhiên, kết luận này không nhận được sự đồng tình từ các nhà khoa học khác. Nhiều nhà khoa học từ lâu đã tin rằng Trái Đất từ khi lần đầu tiên hình thành đã chứa sẵn nguồn nước trong nó. Sau một loạt các bằng chứng, họ buộc phải thừa nhận nguồn gốc của nước trên Trái Đất đến từ một nguồn ở bên ngoài.

Những phát hiện từ sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vừa được công bố có nhiều điềm khá thú vị.

Cho đến nay, sao chổi vẫn được phân loại thành 2 dạng chính: sao chổi xa và sao chổi gần. Sao chổi gần, thường được biết đến là một thành viên của "gia đình" sao Mộc, bắt nguồn từ vành đai Kuiper của sao Hải Vương và sao Diêm Vương.

Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất - anh 2

Có 2 loại sao chổi khác nhau từ Vành đai Kuiper và từ đám mây Oort

Còn loại sao chổi xa đến từ vùng đám mây Oort - khu vực rất xa đối với Trái Đất. Vào năm 1986, một chiếc tàu vũ trụ đã theo dõi hành trình của sao chổi Halley và phân tích nguồn nước được tạo ra và kết luận nguồn nước này nặng hơn nước bình thường.

Tuy nhiên, cách đây 3 năm, các nhà khoa học đã phân tích một ngôi sao chổi khác, Hartley 2 và nhận thấy nguồn nước giống hệt nước bình thường hiện tại.

Điểm khác biệt giữa 2 ngôi sao chổi này là Halley đến từ vùng đám mây Oort và Hartley 2 bắt nguồn từ vành đai Kuiper Belt.

Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất - anh 3

Hình ảnh về sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko

Từ đó, hội đồng khoa học đưa ra kết luận rằng: nguồn nước trên Trái Đất được tạo ra từ sao chổi đến từ vùng vành đai Kuiper.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thực sự tin tưởng vào giả thiết này. Nhà thiên văn học Michael A'Hear của Đại học Maryland cho rằng cần có thêm những nghiên cứu khác để đưa đến một kết luận cuối cùng. "Các tiểu hành tinh tạo ra nguồn nước cũng là một khả năng có thể xảy ra." Ông khẳng định.

Trong khi đó, Kathrin Altwegg cũng đưa ra một khả năng khác là bản thân Trái Đất đã giữ lại một lượng nước ban đầu có sẵn trong lớp vỏ của nó, hoặc là ở lớp băng phía hai cực.

Matt Taylor, nhà khoa học tham gia nghiên cứu dự án ESA cho rằng: "Những phát hiện mới nhất của Rosetta về sao chổi sẽ đem đến một cuộc tranh luận kịch tính hơn nữa về nguồn gốc của nước trên Trái Đất".

Ông cho biết thêm, trạm thăm dò Rosetta sẽ tiếp tục quỹ đạo và chương trình nghiên cứu của mình trong vài năm tới và các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra thêm câu trả lời cho những bí mật khác của sao chổi nói riêng và toàn bộ hệ Mặt trời nói chung.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.