Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Lu Qi và các cộng sự trong vòng 7 năm. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 500.000 người tại Trung Quốc trong độ tuổi từ 30 đến 79 về tần suất ăn đồ cay, nóng. Các ứng viên này được theo dõi trong 7 năm và trong khoảng thời gian đó có khoảng hơn 20.000 người qua đời.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy những ai khi thường ăn cay sẽ có tỉ lệ tử vong giảm đi 10%, và còn số này sẽ tăng lên 14% nếu ăn cay trung bình từ 6-7 lần/tuần. Các nhà khoa học còn cho biết sự tương thích giữa ăn cay và tuổi thọ con người còn cao hơn cả giữa rượu và tuổi thọ.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy những ai khi thường ăn cay sẽ có tỉ lệ tử vong giảm đi 10%. Ảnh minh họa. |
"Thành phần chính của các gia vị cay là capsaicin có tác dụng chống oxy hóa và tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét,” – Tiến sĩ Lu Qi cho biết thêm “Tuy vậy chúng tôi chưa khẳng định rằng ăn cay có thể giúp bạn sống lâu vì cần có thêm nhiều nghiên cứu, thí nghiệm lâm sàng để kiểm chứng thêm”.
Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể biết chính xác lý do vì sao thức ăn cay có thể làm tăng tuổi thọ nhưng một số nghiên cứu trước đó trên tế bào và động vật cho thấy những cơ chế khả quan.
Theo đó, việc hấp thụ nhiều đồ ăn cay có thể làm giảm viêm nhiễm, tăng cường sự phân giải chất béo trong cơ thể, đồng thời thay đổi thành phần các vi khuẩn đường ruột.
Ớt tươi và ớt sấy khô được ưa chuộng bởi những người ăn cay ít nhất 1 lần/tuần. Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, người tham gia cũng được hỏi về loại ớt thường sử dụng, lựa chọn giữa ớt tươi, ớt sấy khô, tương ớt, hay sa tế. Kết quả cho thấy ớt tươi và ớt sấy khô được ưa chuộng bởi những người ăn cay ít nhất 1 lần/tuần.
Tuy nhiên, các chuyên gia thừa nhận đây chỉ là kết quả của các quan sát, theo dõi và không thể đưa ra những kết luận về mối quan hệ nhân-quả của hiện tượng này.
Mặt khác, cho dù tiến hành thử nghiệm, theo dõi gần nửa triệu người trong nhiều năm, nhưng nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc vẫn có những điểm thiếu hụt, như không có thông tin chi tiết về các loại thức ăn khác mà người tham gia thử nghiệm đã dùng hàng ngày. Do vậy, theo bác sĩ Nita Forouhi, chuyên gia về dinh dưỡng và bệnh dịch học thuộc đại học Cambridge, Anh Quốc thì "người ta không rõ phải chăng các mối liên hệ được quan sát thấy là kết quả trực tiếp của việc ăn ớt hay đây lại là kết quả của những yếu tố tích cực khác trong việc dùng những thức ăn mà không được đánh giá".
Theo chuyên gia này, cần phải có những nghiên cứu mới để biết rõ hơn là phải chăng việc tiêu dùng thức ăn có ớt cay có thể giúp cải thiện sức khỏe và trực tiếp giảm nguy cơ tử vong, hay đây là tác dụng của các thói quen dùng thực phẩm và những lối sinh hoạt phù hợp, tốt cho sức khỏe con người.
Xem thêm:
- Những bí mật thú vị về người thuận tay trái
- "Đọc vị” người khác dựa vào sở thích nuôi thú cưng
Minh Châu (t/h)