Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng, phát triển đất nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 10/10, tại tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳ 2021-2026.
Quang cảnh kỳ họp.
Quang cảnh kỳ họp.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì kỳ họp. Tham dự Kỳ họp có các đồng chí Thường trực Hội đồng, thành viên Hội đồng và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban Đảng Trung ương.

Các ý kiến tại Kỳ họp tập trung vào Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Hội thảo nhằm cung cấp, bổ sung luận cứ khoa học cần thiết cho việc xây dựng Báo cáo tư vấn của Hội đồng Lý luận Trung ương để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phục vụ việc chuẩn bị Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII. Trong báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: “Trong suốt quá trình phát triển, từ khi đất nước giành được độc lập đến nay, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến xây dựng, phát huy vai trò của trí thức, coi trí thức là vốn quý báu của dân tộc, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này cũng chính là sự kế thừa truyền thống dân tộc, truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vấn đề này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo nguồn lực nhân lực chất lượng cao, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Với ý nghĩa đó, gần 30 ý kiến tham luận của các đại biểu tham gia Hội thảo đã tập trung làm rõ một số vấn đề như: Nhận diện về đội ngũ trí thức Việt Nam trong điều kiện mới, đặc điểm và những nhân tố tác động tới việc xây dựng và phát huy vai trò của trí thức; Đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 27 - NQ/TW về những hạn chế, điểm nghẽn cần được tháo gỡ để phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; Những đề xuất, kiến nghị để xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Phát biểu kết luận Hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao những ý kiến tham luận của các thành viên Hội đồng. Với tinh thần trách nhiệm, khoa học, các tham luận đã làm rõ được nội dung của Hội thảo và những nội dung này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, chắt lọc để phục vụ xây dựng Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phục vụ Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng đề nghị trong thời gian còn lại của năm 2022, các thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp tục bám sát Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các ý kiến chỉ đạo toàn diện và sâu sắc của Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác, trước hết cần hoàn thành tốt Kỳ họp thứ 6 của Hội đồng theo Kế hoạch công tác toàn khóa đã đề ra. Các thành viên cũng tập trung cao độ, nỗ lực để xây dựng đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các báo cáo tư vấn kịp thời trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phục vụ Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII về vấn đề chính sách xã hội, xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của Hội đồng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; đảm bảo chất lượng tư vấn, thẩm định những văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng...

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 27 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sự gắn bó giữa Đảng với trí thức ngày càng được tăng cường. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí tiếp tục được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nội dung của Nghị quyết chậm được cụ thể hóa, thể chế hóa; việc tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, ít đột phá. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển. Đội ngũ trí thức sáng tạo, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt. Bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm phát huy đúng mức. Cơ chế, thủ tục hành chính quan liêu, lạc hậu và tình trạng trì trệ, hình thức, hiệu quả hoạt động thấp trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nghiên cứu khoa học, các hội trí thức chậm được khắc phục.

Hội thảo đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề đặt ra, trong đó đặc biệt là các giải pháp trọng tâm để tiếp tục hoàn thiện môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ trí thức; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong, ngoài nước.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.