Phát triển bền vững từ tiềm năng nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự đa dạng về nguồn nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển các dự án du lịch và giải trí, trong đó đặc biệt là xây dựng các sân golf trên mặt nước.
Phát triển bền vững từ tiềm năng nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển các môn thể thao trên mặt nước

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực giàu có với nguồn nước phong phú từ các đầm, phá, ao, hồ. Nguồn nước này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái địa phương. Tổng tiềm năng dòng chảy năm của Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 400 - 500 tỷ m3, trong đó mùa khô là 40 - 50 tỷ m3. Vùng thượng có nguồn nước mặt khá dồi dào, chất lượng nước sông chính tương đối tốt.

Thông qua hệ thống sông ngòi, ao hồ, nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể tạo ra những điểm đến du lịch, thể thao bền vững, thu hút du khách. Việc kết hợp giữa thể thao, du lịch sẽ tạo ra trải nghiệm phong phú cho du khách, đồng thời giúp quảng bá văn hóa, thắng cảnh đẹp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, việc triển khai các sân golf trên mặt nước trong khu vực sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn đóng góp cho văn hóa, môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung.

Sân golf trên mặt nước có thể là một điểm đến hấp dẫn cho du khách, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm và phát triển ngành du lịch địa phương. Việc xây dựng và quản lý sân golf sẽ tạo ra thu nhập ổn định cho cộng đồng, đồng thời kích thích phát triển các ngành dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển.

Với việc thiết kế đảm bảo mục tiêu tối ưu và bảo vệ môi trường, sân golf trên mặt nước giúp bảo vệ hệ sinh thái tại Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng không gian trên mặt nước không chỉ gìn giữ tài nguyên đất, mà còn giúp duy trì hệ sinh thái sông, hồ và bảo tồn các loài động thực vật.

Bên cạnh đó, các công trình này không chỉ là nơi thực hành thể thao mà còn là điểm giao lưu văn hóa Đông Tây, kết nối giữa người Việt Nam và du khách quốc tế. Thông qua trải nghiệm golf, du khách có cơ hội tiếp xúc với văn hóa, lối sống và phong cách sinh hoạt đặc trưng của khu vực, góp phần tăng cường sự hiểu biết và hòa nhập giữa các nền văn hóa.

Hiện thức hóa tiềm năng

Có thể thấy, việc xây dựng sân golf trên mặt nước từ tiềm năng nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh mà còn là một cơ hội để bảo vệ và phát triển các nguồn lực tự nhiên trong khu vực như thiên nhiên và con người. Đồng thời, cũng là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự đồng thuận và phát triển bền vững ở khu vực này.

Để bắt đầu tiến hành lập kế hoạch thiết kế sân Golf trên mặt nước ở khu vực này, cần khởi động một cuộc đánh giá kỹ lưỡng về tiềm năng nguồn nước trong khu vực. Trong đó, cần xác định vị trí, diện tích, độ sâu của nước và chất lượng nước; đồng thời cần đánh giá khả năng sử dụng nguồn nước này cho mục đích nằm trong hạng mục xây dựng sân golf trên mặt nước.

Theo đó, công trình sân golf trên mặt nước xét về quy mô công trình là một sân golf thu nhỏ, có thể linh động trong thiết kế tùy theo mức độ đầu tư về mặt kinh tế, diện tích. Yêu cầu về mặt nước để đánh golf theo quy chuẩn vào khoảng 10.000m2, diện tích tối thiểu là 16.000 m2.

Phát triển bền vững từ tiềm năng nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1

Chơi golf trên mặt nước đang trở thành môn thể thao nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.

Mô hình có thể được xây dựng dựa trên cảm hứng hình khối học, sự đa dạng của các cấu trúc hình kỷ hà như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và vô vàn những biến thể của chúng như hình thoi, hình thang, hình trái tim, hình kim cương… Ngoài ra cũng cần đảm bảo sân golf tận dụng được tối đa tiềm năng của nguồn nước nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và an ninh nguồn nước của cộng đồng dân cư xung quanh.

Xây dựng cơ sở chơi golf trên mặt nước đặt ra nhiều thách thức liên quan đến điều kiện thời tiết và an toàn. Đối với các dự án nằm trong khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi mưa, bão hoặc lũ lụt, việc lập kế hoạch phòng tránh và đối phó là rất quan trọng. Các biện pháp an toàn, chống lại các hiện tượng thời tiết không thuận lợi cho người chơi có thể kể đến như lắp đặt mái che để linh động sử dụng, lắp đặt các bảng cảnh báo, hệ thống thoát nước khẩn cấp.

Quản lý và bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng sân golf trên mặt nước. Cần phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng hoạt động xây dựng không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái địa phương. Đồng thời, cũng cần phải thiết lập các chương trình bảo vệ môi trường để duy trì sự cân bằng giữa việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

Giao thoa với bản sắc văn hóa Việt

Ý tưởng về sân golf trên mặt nước khởi nguồn từ việc nhận diện nguồn tài nguyên nước đa dạng, phong phú tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh môn thể thao golf ngày càng lan rộng đến mọi tầng lớp ở xã hội Việt Nam, thay bằng việc xây dựng những sân tập chiếm diện tích đất nền lớn, tạo ra sự lãng phí và ô nhiễm trong quản lý sử dụng tài nguyên đất, ý tưởng sân golf trên mặt nước xem xét tận dụng nguồn tài nguyên nước trong khu vực một cách hiệu quả, như một phương pháp tạo ra sinh kế cho người dân địa phương, tạo đà phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Để đáp ứng nhu cầu của người chơi trong nhiều hình thái thời tiết, sân golf trên mặt nước được thiết kế hệ thống mái che cơ động. Mái che sân Golf được lấy cảm hứng từ những tán lá dừa xanh mát trải dài bên những con sông - biểu tượng của vùng đồng bằng màu mỡ phù sa miền Nam Việt Nam. Thiết kế này không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn tôn vinh văn hóa đặc trưng của địa phương.

Phát triển bền vững từ tiềm năng nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 2

Tiềm năng mặt nước giúp Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển những môn thể thao bền vững trên mặt nước.

Thiết kế sân golf trên mặt nước không chỉ là nơi thực hành môn thể thao Golf mà còn là điểm giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây, nơi kết nối hai nền văn hóa khác biệt.

Ví dụ, trong công trình có một tiểu cảnh đặc biệt được tạo ra - cây cầu Sydney đặc trưng, được tái hiện trong không gian sân Golf trên mặt nước. Điều này không chỉ là một biểu tượng về thành phố Sydney mà còn là một cơ hội để gợi nhớ và trải nghiệm không gian văn hóa của Úc.

Theo đó, khi đến thăm sân golf trên mặt nước, người chơi và du khách không chỉ được trải nghiệm về môn thể thao golf mà còn có cơ hội ngắm nhìn và chụp ảnh cùng tiểu cảnh đặc biệt này. Điều này tạo ra một không gian trải nghiệm đa chiều, kích thích sự tò mò và khám phá về hai nền văn hóa khác nhau.

Với việc kết hợp giữa thiên nhiên, thể thao và văn hóa, sân golf trên mặt nước không chỉ là một địa điểm giải trí mà còn là một cầu nối văn hóa giữa hai quốc gia, mang lại trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa cho mọi người.

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.