Giáo hội ‘kể tội’ sư Toàn và nguồn cơn gây sóng gió tại chùa Nga Hoàng

(Ngày Nay) - Đại diện GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn vi phạm môn quy không chỉ một lần, và cho đến lần vướng vào chuyện với cô nữ nhà báo thì không thể tha thứ được nữa...
Cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn trong buổi nhận lỗi và xin xả giới
Cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn trong buổi nhận lỗi và xin xả giới

Trong bài phát biểu tại Lễ trao quyết định công cử trụ trì mới tại chùa Nga Hoàng, Đại đức Thích Tâm Vượng, Phó ban Thường trực Ban trị sự kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chia sẻ rất sâu sắc về chuyện xảy ra tại đây. Cũng trong bài phát biểu của mình, Đại đức Thích Tâm Vượng khẳng định, cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn không phải một lần vi phạm các quy định của giới Phật.

“Sư Toàn” nhiều lần vi phạm

Trước những diễn biến phức tạp tại chùa Nga Hoàng và những chuyện đã xảy ra với thầy trò Thích Huệ Tịnh sau khi về nhận công việc tại đây, Đại đức Thích Tâm Vượng cho rằng, có thể một số Phật tử chưa hiểu hết việc, đồng thời bị kích động nên mới có những hành động như vậy.

Về chùa Nga Hoàng, Đại đức Thích Tâm Vượng khẳng định, đây là một ngôi chùa, một cơ sở tôn giáo thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo, nên phải thực hiện theo đúng hiến chương, quy định của Giáo hội. Bên cạnh đó, chùa Nga Hoàng cũng phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật do chính quyền sở tại giám sát và quản lý.

Về cá nhân cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn (tên thật là Lê Hữu Long), đại diện cho GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, Đại đức Thích Tâm Vượng khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, ông Long không còn người của Giáo hội, người này đã xả giới hoàn tục nên không còn liên quan bất cứ công việc nào tại chùa Nga Hoàng theo sự phân công của Giáo hội nữa.

Nói về quá trình còn là người của Giáo hội, cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn đã không chỉ một lần vi phạm các quy định trong Hiến chương của giáo hội. “Từ những chuyện vi phạm các quy định về quản lý đất đai, từ chuyện chặt phá rừng rồi cho đến nhiều chuyện khác, cựu tu sĩ Toàn đã nhiều lần vi phạm nhưng với tâm lòng từ vi hỉ xả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã nhắc nhở và cho cơ hội để cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn sửa sai, tiếp tục công việc tu tập, trông coi chùa Nga Hoàng,” Đại đức Thích Tâm Vượng chia sẻ.

Mặc dù được Giáo hội nhiều lần nhắc nhở nhưng cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn vẫn không tu tập nghiêm khắc bản thân và cho đến lần vi phạm năm 2019 thì Giáo hội không còn thể bao dung như lần trước.

Giáo hội ‘kể tội’ sư Toàn và nguồn cơn gây sóng gió tại chùa Nga Hoàng ảnh 1

Đại đức Thích Tâm Vượng phát biểu tại buổi lễ 

“Như năm 2019, sự việc nổi cộm trên báo chí giữa một tu sĩ và một cô nhà báo. Việc này, tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ này đều đã biết nên tôi không nói cụ thể, nhưng không chỉ riêng trong nước mà ở nước ngoài, giới tu hành cũng rất quan tâm. Riêng cá nhân tôi nhận rất nhiều cuộc điện thoại của những người tu hành ở nước ngoài gọi về bày tỏ sự thất vọng trước sự việc đã xảy ra… Giáo hội cảm thấy rất đau lòng khi mà có một đệ tử như vậy” Đại đức Thích Tâm Vượng cho biết thêm.

Về những sóng gió xảy ra trong thời gian qua tại chùa Nga Hoàng, Đại đức Thích Tâm Vượng cho rằng, không thể không liên quan đến ông Lê Hữu Long vì tất cả các hành động, những lời xỉ vả của nhóm người xưng là Phật tử của thầy Toàn đều nhằm mục đích muốn ông Long quay trở lại chùa Nga Hoàng như trước.

Với những gì đã diễn ra, đại diện cho GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, Đại đức Thích Tâm Vượng chia sẻ rằng, cửa Phật từ bi, linh thiêng và bình yên thì đừng ai nên tạo sóng gió mà thành ra tạo nghiệp. Những khúc mắc, khiếu nại của ông Lê Hữu Long sẽ được được Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc trả lời bằng văn bản theo đúng với Hiến chương của Giáo hội.

Đại đức Thích Tâm Vượng cũng mong trụ trì mới tại chùa Nga Hoàng cố gắng tu tập và làm đúng theo các quy định của Hiến chương giáo hội, những Phật tử của chùa Nga Hoàng hãy sống đúng tâm của những người hướng về Phật, hướng về điều thiện.

Tranh chấp tài sản khiến chùa Nga Hoàng sóng gió?

Quá trình tìm hiểu thông tin tại chùa Nga Hoàng cho thấy, một số người xưng là Phật tử của cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn khẳng định ngôi chùa này là chùa của thầy Toàn, chùa của người dân nên việc phân công trụ trì mới là không đúng. Bên cạnh đó, nhóm Phật tử này cũng khẳng định các tài sản như đất cát và công trình liên quan đều là tài sản của thầy Toàn, là của dân.

Trong khi đó, về việc này, vào tháng 9/2019, qua kiểm tra của cơ quan chức năng huyện Tam Đảo cho thấy, chùa Nga Hoàng có diện tích là 20.906m². Từ khi về trụ trì chùa Nga Hoàng năm 2008, sư Thích Thanh Toàn đã có hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai với nhiều người dân ở xã Hợp Châu không thông qua chính quyền địa phương, với tổng diện tích là hơn 5.790m² có nguồn gốc là đất ruộng. 

Sau khu mua bán được diện tích đất nói trên, sư Toàn bố trí làm một số hạng mục công trình và một số để không. Toàn bộ diện tích trên là do sư Toàn bỏ tiền ra mua, chuyển nhượng nhưng không thông qua chính quyền địa phương nên chưa thể sang tên được. Theo đại diện UBND huyện Tam Đảo, diện tích đất chuyển nhượng trên, sư Toàn nói là của riêng mình và không liên quan đến chùa Nga Hoàng.

Giáo hội ‘kể tội’ sư Toàn và nguồn cơn gây sóng gió tại chùa Nga Hoàng ảnh 2

Sóng gió vẫn chưa dứt ở chùa Nga Hoàng do việc tranh chấp tài sản chưa dừng lại.

Trước sự việc này, UBND huyện Tam Đảo đề nghị thu hồi lại hơn 5.790m² đất mua bán, chuyển nhượng trái phép của sư Thích Thanh Toàn trong thời gian trụ trì chùa Nga Hoàng và giao cho chính quyền xã Hợp Châu quản lý. UBND huyện Tam Đảo cũng đề xuất với các ngành chức năng hướng dẫn xử lý, giải quyết những hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái pháp luật của sư Toàn tại khu vực chùa Nga Hoàng.

Về phía cựu tu sĩ Thích Thanh Toàn, ông đã làm đơn gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc xin xả giới và hoàn tục, giao lại chùa Nga Hoàng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Cùng với việc xin xả giới, sư Toàn cũng đã xin được giữ lại những tài sản trị giá trị hơn 200 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình, trong đó có phần lớn diện tích đất ruộng mua của người dân xung quanh chùa Nga Hoàng.

Cho đến thời điểm hiện tại, những vấn đề liên quan đến đất đai và khối tài sản 200 tỷ vẫn chưa được giải quyết triệt để, và đây có thể là nguồn cơn sâu xa dẫn đến sóng gió tại chùa Nga Hoàng trong thời gian vừa qua. 

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.