Phi hành gia Hồi giáo thực hành lễ Ramadan ngoài vũ trụ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lễ Ramadan, thường diễn ra tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo, vốn được biết đến là thời gian ăn chay, hoài niệm và suy tư của những người theo đạo Hồi. Với các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), họ vẫn có thể thực hành tín ngưỡng của mình theo một cách riêng.
Phi hành gia Sultan Alneyadi trong một buổi phỏng vấn với Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 7/3. Ảnh: CNN
Phi hành gia Sultan Alneyadi trong một buổi phỏng vấn với Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 7/3. Ảnh: CNN

Với tốc độ quay quanh Trái Đất rơi vào khoảng 27.600km/h mỗi ngày, phi hành đoàn được trải nghiệm tới 16 cảnh bình minh và hoàng hôn.

Đây là vấn đề mà phi hành gia Sultan Alneyadi đang phải đối mặt kể từ khi bắt đầu hành trình trên trạm vũ trụ vào ngày 3/3 vừa qua. Alneyadi là một trong số ít các phi hành gia Hồi giáo từng du hành vũ trụ và sẽ trở thành phi hành gia đầu tiên đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hoàn thành thời gian lưu trú dài ngày trên phòng thí nghiệm vũ trụ sau khi kết thúc chuyến bay của mình trong 5 tháng nữa.

Tuy nhiên, thời gian này cũng là lúc các tín đồ theo đạo Hồi bắt đầu cử hành tháng Ramadan, kéo dài từ tối ngày 22/3 đến ngày 21/4, kết thúc bằng lễ Eid al-Fitr. Đồng thời, lễ Eid al-Adha, lễ kỷ niệm cuộc hành hương tới thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi, cũng sẽ bắt đầu từ ngày 28/6.

Alneyadi cho biết, với tư cách là một phi hành gia, anh không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của Ramadan. “Thật ra chúng tôi vẫn có thể ăn sáng", anh nói. “Không nhất thiết phải nhịn ăn nếu bạn cảm thấy không khỏe. Vì vậy, bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho sứ mệnh hoặc có thể khiến thành viên phi hành đoàn gặp rủi ro, chúng tôi được phép ăn uống đầy đủ để ngăn chặn rủi ro thiếu dinh dưỡng hoặc mất nước".

Phi hành gia này cho biết anh có thể nhịn ăn theo giờ chuẩn GMT, vốn được sử dụng làm múi giờ chính thức trên trạm vũ trụ.

“Nếu chúng tôi có cơ hội, chắc chắn tháng Ramadan là một dịp tốt để nhịn ăn, và nó thực sự tốt cho sức khỏe", Alneyadi chia sẻ thêm. “Chúng ta sẽ chờ xem mọi việc diễn ra như thế nào".

Tôn giáo và không gian

Ngay từ những chuyến du hành vũ trụ đầu tiên, các phi hành gia và nhà lãnh đạo tôn giáo đã luôn chú ý tới các hoạt động tâm linh ngoài Trái Đất.

Trong sứ mệnh Apollo 8 của NASA năm 1968, khi đang quay quanh Mặt trăng, các phi hành gia đã đọc Sáng thế ký, cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh. Buzz Aldrin, người đồng hành với Neil Armstrong trong lần hạ cánh đầu tiên lên Mặt trăng vào năm 1969, đã uống một ngụm rượu và ăn bánh mì được ban phước bởi mục sư của ông ở Houston ngay trước khi đặt bước chân đầu tiên xuống Mặt trăng.

Năm 2007, phi hành gia người Malaysia Sheikh Muszaphar Shukor trở thành một trong những người Hồi giáo đầu tiên hành lễ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Trước đó, Hội đồng Fatwa Quốc gia Hồi giáo của Malaysia đã ban hành các hướng dẫn đặc biệt để hướng dẫn việc hành lễ đối với Shukor và các phi hành gia Hồi giáo khác trong tương lai.

Do chuyến bay này bị trùng với tháng Ramadan, Hội đồng cho biết việc nhịn ăn của Shukor được phép hoãn lại cho tới khi quay trở lại Trái Đất, hoặc ông có thể nhịn ăn theo múi giờ nơi xuất phát.

Phi hành gia Hồi giáo thực hành lễ Ramadan ngoài vũ trụ ảnh 1

Sheikh Muszaphar Shukor, phi hành gia người Malaysia đầu tiên, trong một buổi lễ chia tay tại Kazakhstan ngày 10/10/2007, ngay trước khi khởi hành. Ảnh: CNN

Ngoài ra, trong quá trình cầu nguyện, Shukor cũng được miễn nghĩa vụ quỳ gối do ảnh hưởng của môi trường không trọng lực, và được phép quay mặt về phía Mecca tùy theo khả năng cho phép.

Các học giả Do Thái cũng đưa ra những đề xuất tương tự. Đối với các hoạt động như Shabbat (ngày nghỉ ngơi của người Do Thái, thường rơi vào thứ Bảy), không phải phi hành gia nào cũng cần tuân theo.

Tuy nhiên, vào năm 2003, trong một chuyến bay của Tàu con thoi Columbia, phi hành gia người Israel Ilan Ramon đã thử thực hành ngày Shabbat theo múi giờ ở Florida - nơi ông khởi hành. Đáng tiếc, con tàu chở Ramon và 6 thành viên phi hành đoàn đã gặp nạn khi họ quay trở lại Trái đất vào ngày 1/2/2003.

Theo CNN
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.