Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 17/1, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu

Tại cuộc tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU); bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam - EU nói chung, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng đang phát triển rất tích cực. Sau 33 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam đánh giá cao việc hai bên duy trì kênh đối thoại liên nghị viện thực chất, hiệu quả thông qua trao đổi đoàn. Trong khuôn khổ hợp tác nghị viện, các cơ chế/hình thức hợp tác, đối thoại liên nghị viện đang phát huy hiệu quả.

Nêu rõ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi giúp thương mại hai chiều giữa hai bên tăng trưởng tích cực, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết trong Hiệp định cũng như các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, hợp tác đầu tư hai bên sẽ có nhiều dư địa để phát triển khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được tất cả nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn và có hiệu lực. Hiệp định này rất phù hợp với sáng kiến “Cổng kết nối toàn cầu” của EU4 và Thỏa thuận “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” giữa Việt Nam với nhóm đối tác quốc tế, trong đó có EU.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Nghị viện châu Âu ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên trên các lĩnh vực, trong đó có kênh hợp tác liên nghị viện; ủng hộ tăng cường hợp tác Việt Nam - EU trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang EU, góp phần bảo đảm sinh kế cho ngư dân Việt Nam và nguồn cung cho thị trường EU; thúc đẩy EU và các nước thành viên tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ, ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu Bernd Lange cho biết, thời gian qua, hai bên đã có nhiều hoạt động trao đổi nhằm thực hiện cam kết giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu về việc thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên về EVFTA. Việc hai bên việc duy trì cơ chế đối thoại có ý nghĩa thiết thực trong thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

Nhấn mạnh việc thực thi EVFTA đã mang lại nhiều động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị hai bên, ông Bernd Lange khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực ASEAN của EU và với tăng trưởng ấn tượng thời gian qua cho thấy tiềm năng hợp tác phát triển của hai bên còn rất lớn.

Ông Bernd Lange cho biết, qua trao đổi, lãnh đạo Tổng cục Nghề cá của Ủy ban châu Âu đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc trang bị thiết bị giám sát hành trình của tàu cá; nỗ lực xử lý các tồn đọng theo khuyến nghị của EU. Bên cạnh đó, pháp luật của Việt Nam có nhiều quy định nhằm nội luật hóa các điều ước quốc tế, tiệm cận thông lệ quốc tế. Trong quá trình triển khai các cam kết, hai bên cần tiếp tục trao đổi nâng cao hiểu biết, đi đến thống nhất các giải pháp thực hiện khuyến nghị và tăng cường giám sát thực thi.

Nhấn mạnh còn nhiều nội dung hai bên cùng quan tâm, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu đề nghị duy trì cơ chế trao đổi, đối thoại cởi mở, hữu nghị mang tính xây dựng, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.