Phó thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng thời gian tới, nhiệm vụ của EVN là rất nặng nề trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: EVN.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: EVN.

Sáng 21/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập. Tới dự có Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Ghi nhận những đóng góp của EVN 65 năm qua, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thay mặt Chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng nhất cho tập đoàn. Trong phần phát biểu của mình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ của EVN trong thời gian tới.

Ông cho biết hiện nay, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, khoảng 10%/năm. Do đó, yêu cầu phát triển nguồn điện là rất lớn. Tổng công suất nguồn điện hiện khoảng hơn gần 55.000 MW, đến 2025, dự kiến khoảng trên 100.000 MW, gấp đôi hiện nay. Đến năm 2030 dự kiến cần 130.000-140.000 MW.

“Yêu cầu đặt ra với ngành điện là phải đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng của nhân dân. Không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trách nhiệm đặt ra là hết sức nặng nề”, ông nói.

Qua đó, Phó thủ tướng yêu cầu EVN thực hiện 8 nhiệm vụ.

Một là, bám sát định hướng, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để có kế hoạch phát triển nguồn điện, mạng lưới truyền tải điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Hai là, vận hành an toàn, ổn định và tối ưu hệ thống điện, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.

Ba là, thực hiện thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện.

Bốn là, thực hiện tái cơ cấu, tiếp tục quá trình phát triển thị trường điện lực theo lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt, đảm bảo đưa vào hoạt động thị trường bán lẻ điện từ năm 2021.

Năm là, tiếp tục rà soát, sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý và hoạt động theo hướng tinh gọn bộ máy, đơn giản, minh bạch hóa thủ tục, tạo sự chủ động và nâng cao năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp.

Sáu là, thực hiện các giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động; thu hẹp, tiến tới đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực về năng suất lao động.

Bảy là, tăng cường công tác sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tiêu thụ điện, từng bước thay thế các công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều điện năng bằng các công nghệ tiêu hao ít điện năng.

Tám là, đảm bảo đời sống, việc làm của người lao động ngành điện; xây dựng cơ chế tiền lương và thu nhập, chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp quy định của Nhà nước.

Theo Zing
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.