Phòng bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết: Tuyên truyền 'ra rả' nhưng người dân chưa chủ động

Sáng 21/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 với sự tham gia của 62 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. 
Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020.
Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, nước ta chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh dịch COVID-19, trên thế giới cũng như các nước ở khu vực Đông Nam Á, dịch sốt xuất huyết, sởi vẫn đang lưu hành. Đến nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc và vắc xin phòng bệnh.

Tại Việt Nam, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã làm tốt được thế giới đánh giá cao. Ngoài ra, đối với các dịch bệnh khác như sốt xất huyết, chân tay miệng, sởi tuy đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hiện vẫn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao cục bộ ở một số địa phương. Ở Miền Trung, Tây Nguyễn ghi nhận nhiều ca mắc bệnh bạch hầu.

Dự báo, những tháng còn lại của năm 2020 và đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Thêm vào đó thời tiết mùa Đông – Xuân rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.

Thứ trưởng nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện mục tiêu kép – chủ động phòng, chống dịch; đồng thời phát triển kinh tế xã hội, không để dịch chồng dịch, chúng ta phải đánh giá, phân tích kỹ tình hình dịch bệnh của từng khu vực, làm rõ tồn tại, vướng mắc trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, các đơn vị phải để xuất giải pháp nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường các hoạt động thông tin truyền thông, thông tin cho người dân để chủ động phòng dịch hiệu quả. Có biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, xoá vùng lõm trong tiêm chủng.

"Dịch bạch hầu ở Tây Nguyên thời gian qua, đa số các ca bệnh đều xuất hiện ở vùng lõm tiêm chủng. Vì thế phải giải quyết được vùng lõm trong tiêm chủng, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả..."- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ.

Còn xã "trắng" về tiêm chủng phòng bạch hầu

TS. Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có 198 ca bệnh bạch hầu, chủ yếu là các ca mắc trong tháng 6-7. Trong đó, khu vực Tây Nguyên là 172 ca, miền Trung 22 ca, miền Nam 4 ca. Riêng miền Bắc từ năm 2015 đến nay không có ca bệnh bạch hầu.

Điều tra dịch tễ cho thấy, trong 198 trường hợp dương tính với virus gây bệnh bạch hầu (138 ca bệnh và 60 người lành mang trùng), trong đó 4 tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1).

So với cùng kỳ năm 2019 (41 trường hợp mắc, 03 tử vong) số mắc tăng 157 trường hợp, tử vong tăng 1 trường hợp. Số mắc tăng lên từ tháng 6 đến tháng 8, riêng khu vực Tây Nguyên tăng rõ rệt từ tháng 6 năm 2020.

Phòng bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết: Tuyên truyền 'ra rả' nhưng người dân chưa chủ động ảnh 1

Số mắc từ 3 tháng tháng đến 78 tuổi, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 10-14 tuổi. Đáng nói có tới 161 ca  bạch hầu không tiêm chủng (chiếm 81,3%), chỉ có 37 ca bệnh có tiêm chủng.

Nhận định về khó khăn trong phòng chống dịch bạch hầu, TS. Tấn cho biết, các xã có ổ dịch đa số ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, bất đồng ngôn ngữ, không hợp tác tiêm vắc xin. Một số khu vực đã lâu không ghi nhận ca bệnh, cán bộ y tế cơ sở thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán, giám sát phát hiện sớm.

"Nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở nhóm tuổi lớn, ở thời điểm chương trình tiêm chủng mở rộng chưa triển khai đầy đủ, còn xã trắng về tiêm chủng. Một số địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã. Vắc xin giải độc tố bạch hầu chỉ tạo ra miễn dịch kháng độc tố, không làm giảm được tình trạng người lành mang trùng sau khi tiêm vắc xin.

Miễn dịch bạch hầu là không bền vững, đối với người đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin có thành phần bạch hầu cần tiếp tục được tiêm nhắc lại. Đầu tư cho công tác phòng chống dịch từ nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế, hoặc cấp muộn, không đảm bảo đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh" - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng dự báo trong thời gian tới, có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu, các ổ dịch tại khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, sau nhiều năm tích lũy số lượng không được tiêm chủng hoặc tiêm không đủ mũi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương báo cáo về Quy trình tiêm chủng an toàn và quy định giám sát tai biến sau tiêm chủng, nhấn mạnh việc tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19. 
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo đối với công tác tiêm chủng: đề nghị ngay sau Hội nghị này, Sở Y tế báo cáo UBND xây dựng và triển khai tiêm chủng đầy đủ, an toàn theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại 4 kế hoạch tiêm chủng vắc (Kế hoạch uống bổ sung OPV, Kế hoạch tiêm vắc xin MR, Kế hoạch đảm bảo dây chuyền lạnh cho vx, Kế hoạch tiêm vắc xin Td cho trẻ em 7 tuổi).

Cảnh báo sốt xuất huyết phức tạp trong mùa mưa

Về dịch sốt xuất huyết, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong cao. Tại Singapore - quốc gia được coi là "sạch" nhưng cũng đã ghi nhận 21.834 ca mắc, tăng cao hơn cùng kỳ 2019 và giai đoạn 5 năm trước.

Tại Việt Nam, TS. Tấn cũng cho biết, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 70.000 ca mắc sốt xuất huyết, giảm so với cùng kỳ năm 2019. Số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu các ca mắc ở miền Nam chiếm 57%, miền Trung 32%, Tây Nguyên 6%, miền Bắc là 4%.

Hiện không có sự bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng số mắc các tuần gần đây cơ bản cũng như các năm trước, giai đoạn trước. Tuy nhiên, số ca mắc tăng cao từ tuần 30 trong năm và đang tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, mùa mưa đang bắt đầu nên tình hình dịch thời gian tới có thể phức tạp hơn.

Phòng bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết: Tuyên truyền 'ra rả' nhưng người dân chưa chủ động ảnh 2

3 tuần gần đây số mắc có xu hướng tăng và gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam như: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, BìnhThuận, Kon Tum, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, TP.HCM và Hà Nội.

Theo TS. Tấn, việc phòng chống dịch sốt xuất huyết bằng cách diệt loăng quăng, diệt muỗi năm nào cũng được tuyên truyền "ra rả", tuy nhiên dịch vẫn gia tăng là do ý thức của cộng đồng chưa cao; Chưa huy động được sự phối hợp, chủ động của các ban, ngành, đoàn thể trong phòng chống sốt xuất huyết; Các chiến dịch diệt bọ gậy ở một số địa phương chỉ mang tính hình thức và không được duy trì được lâu dài, bền vững.

"Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thời gian qua, việc giám sát, kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại các địa phương cũng bị ảnh hưởng.

Số mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển; nới lỏng giãn cách xã hội và gia tăng hoạt động giao lưu đi lại, tăng mật độ tập trung đông người nên số mắc luôn có nguy cơ gia tăng, lan rộng nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống" - ông Tấn nhận định.

Các chuyên gia truyền nhiễm đặc biệt lưu ý người dân không tự điều trị bệnh, tránh các biến chứng nặng và hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo các Sở Y tế đẩy mạnh hoạt động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các hoạt động phòng chống dịch, lồng ghép trong phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, truyền thông đến người dân các thông điệp, khuyến cáo tới người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân; thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch và bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; tự giác thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình; tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh và đưa trẻ đi tiêm chủng.

Phối hợp chặt chẽ với ngành GD-ĐT để triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm học 2020-2021.

Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng...

Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động tiêm chủng tại các tỉnh trên địa bàn phụ trách, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô xã, phường. Thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19, xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng, truyền thông an toàn tiêm chủng trên địa bàn. Tăng cường giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định hiện hành đảm bảo chất lượng tiêm chủng.

Phối hợp ngành NN-PTNT, ngành Công thương và đơn vị liên quan trong việc tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch không để lây nhiễm sang người.

Chủ động chuẩn bị đủ kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế...

Theo SK&ĐS
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.